Bánh ép là một món ăn đặc biệt bắt nguồn từ vùng đất cố đô Huế; với cách chế biến sáng tạo từ những nguyên liệu đơn giản; tạo nên một món ăn có hương vị đặc biệt, rất “Huế”. Nguyên liệu của bánh ép Huế thực ra rất đơn giản; gồm có bột lọc, trứng, thịt heo rim, kết hợp cùng hành lá cho dậy vị. Bánh ép Huế thường được ăn cùng nước chấm mắm chua cay; cùng ít dưa góp, đu đủ, rau răm giải ngấy. Chiếc bánh với hương vị hài hoà kết hợp rất dễ ăn; phù hợp cho cả người lớn và trẻ nhỏ thưởng thức.
Bánh ép Huế
Món ăn quen thuộc
Chiếc bánh ép Huế nhỏ nhưng có vị béo ngậy, dai của bánh, chua giòn rau củ; mùi thơm của hành lá, thịt, trứng; mùi dậy của hải sản mực tôm cá… tất cả làm nên một món ăn trứ danh đất thần kinh ! Loại bánh này dòn rụm, ăn chơi rất nghiện. Mỗi người có thể ăn rất nhiều cái như một món đồ ăn vặt.
Món ăn này được xem là món ăn tuổi thơ đối với nhiều người Huế trong thế hệ 8x trở về sau; bởi nhiều học sinh, sinh viên thường lựa chọn bánh ép làm món ăn vặt mỗi khi chiều về vì giá thành rẻ. Trước đây, bánh truyền thống chỉ có bột lọc, trứng, ăn kèm rau sống và mắm ngọt. Tuy nhiên với sự biến tấu đa dạng; ở thời nay món bánh ép Huế đã có thêm nhiều loại nhân ăn kèm như thịt, tôm, pate, xúc xích… tùy khẩu vị.
Nguyên liệu của bánh ép
- Bột lọc
- Nhân có thể là các loại thịt như heo, cá, tôm, mực, lạp xưởng …
- Hành lá khô xanh
- Dầu
- Ngoài ra một số nơi còn trộn với lòng đỏ trứng để màu đẹp hơn.
Đặc sản của vùng đất cố đô
Đến Huế, du khách tò mò khi bắt gặp tấm biển có hai chữ “bánh ép” tại nhiều hàng quán. Bánh này là bánh gì, có ngon hay không, tại sao lại có tên này… là những thắc mắc của du khách. Bánh ép là đặc sản không thể bỏ qua nếu có dịp thăm cố đô. Món ăn này có nhiều cách chế biến đa dạng nhờ sự sáng tạo của người bán. Bánh được làm từ những nguyên liệu đơn giản là bột lọc, thịt heo, trứng, hành lá…
Trước khi ép, chủ quán đã viên sẵn bánh thành từng cục bột nhỏ; phía trên điểm thêm một ít thịt lợn rim, ớt và hành lá. Sau khi khách gọi món, cục bột được chủ quán đặt vào giữa hai tấm gang nóng đỏ rực đã được bôi dầu; đóng lại và dùng hai tay ép khuôn thật chặt trong khoảng 5 – 6 giây. Tiếp đó, họ mở khuôn ra, thêm 1 quả trứng cút sống rồi tiếp tục ép lần 2 trong khoảng vài giây nữa. Trong quá trình ép bánh, chủ quán sẽ lật tấm gang khoảng 2 – 3 lần để bánh được chín đều.
Nếu khách muốn ăn dẻo, chỉ cần để thời gian nhanh; còn ai muốn ăn thật giòn có thể yêu cầu quán ép lâu hơn một chút. Nghe cách chế biến có vẻ đơn giản; nhưng món ăn này cũng cần người có tay nghề mới canh được lửa làm nóng khuôn gang. Đủ thời gian và ép đủ lực bánh mới chín, mới đều. Tên gọi của nó cũng bắt nguồn từ cách chế biến này – ép bột trong tấm gang. Mùi hương thơm phức và tiếng bột xèo xèo vui tai; khiến thực khách đang đợi bánh ai cũng thấy thèm thuồng.
Cách thưởng thức bánh ép
Những chiếc bánh nóng hổi khi chín được đặt vào chiếc đĩa nhựa màu xanh. Sau đó, khách tùy ý thêm chút rau răm, đu đủ chua ngọt, dưa leo; cuộn tròn bánh lại rồi chấm vào bát nước mắm chua cay. Bánh nóng, ai ăn cũng phải vừa thổi vừa xuýt xoa. Chiếc bánh nhỏ xíu nhưng chứa đầy đủ hương vị; vị béo ngậy của dầu mỡ, dai của bánh, chua giòn của đu đủ ngâm; thêm vào đó là mùi thơm của hành lá, của thịt, trứng… Tất cả hòa lẫn tạo một hương vị rất riêng của bánh ép. Món ăn “gây nghiện” đến mức khách chưa ăn hết cái này đã phải gọi cái khác; rồi họ xếp chồng những chiếc đĩa xanh lên thật cao. Khi thanh toán, chủ quán chỉ việc đếm số đĩa rồi tính tiền.
Việc đếm dĩa, so sánh với bạn bè xem ai ăn được nhiều hơn cũng là thú vui của người ăn bánh ép. Có lẽ yếu tố quyết định món bánh ép ngon hay không là nước chấm và tay nghề của chủ hàng. Có quán dùng nước mắm công nghiệp nguyên chất, pha ớt bột. Nơi thì làm sẵn nước mắm chua ngọt kèm ớt tỏi; nơi lại dùng nước mắm trộn tương ớt hoặc ớt chưng. Chính cái vị cay xè và thơm nồng của ớt trong nước mắm đã kích thích vị giác người ăn.
Quy trình chế biến mất thời gian
Quá trình ép bánh tốn nhiều thời gian, chủ quán cũng không thể ép sẵn vì bánh sẽ mất đi độ nóng giòn. Nên nếu đến vào lúc đông khách, sẽ phải đợi khá lâu và có phần sốt ruột; bởi mùi thơm khiến bụng đói cồn cào. “Người ta mê món này vì dễ ăn, lại vừa túi tiền. Cũng rất an toàn, vì ép với nhiệt độ cao nên khi ăn hoàn toàn yên tâm. Có khách Tây đến đây ăn, hỏi tại sao ăn ở khách sạn 5 sao vẫn đau bụng còn đây thì không. Tôi cười, bảo chảo nóng như vậy thì làm gì còn vi khuẩn”, chị Kiều, người đã bán bánh ép tại Thuận An, Huế chia sẻ.
Khoảng 17 năm trước, sau khi học hỏi ở nhiều nơi, thêm sự sáng tạo của mình; và chị bắt đầu bán món bánh ép từ bột lọc với tôm, thịt rim, trứng. Nhờ vào vị ngon có “chất riêng” mà quán chị nổi tiếng, giúp nuôi sống cả gia đình. Món ăn này được xem là món ăn tuổi thơ đối với nhiều người Huế trong thế hệ 8x trở về sau; bởi nhiều học sinh, sinh viên thường lựa chọn bánh ép làm món ăn vặt mỗi khi chiều về vì giá thành rẻ. Trước đây, bánh truyền thống chỉ có bột lọc, trứng, ăn kèm rau sống và mắm ngọt. Tuy nhiên với sự biến tấu đa dạng ở thời nay món bánh ép Huế đã có thêm nhiều loại nhân ăn kèm; như thịt, tôm, pate, xúc xích… tùy khẩu vị.
Gợi ý địa điểm bán bánh ép
Vì vậy, tùy sở thích của từng người mà người Huế hầu như ai cũng có một quán bánh ép ruột của riêng mình. “Dù ở trong thành phố Huế có nhiều hàng bánh ép rất ngon, nhưng mình đã lỡ mê tay nghề quán O Kiều Thuận An nên khi thèm, mình sẽ chạy xe 17 km về dưới đó để ăn. Khi giới thiệu với bạn bè nơi khác, mình thường gọi bánh ép là phiên bản giòn, mỏng, thanh của bánh lọc truyền thống xứ Huế”, Nhã Trang, một thực khách chia sẻ.
Những chiếc bánh ép có giá khoảng 2.000 – 3.000 đồng/cái với bánh nhỏ và khoảng 5.000 cho bánh to, nhiều nhân hơn. Một số địa chỉ gợi ý cho món bánh ép ngon do người Huế giới thiệu là 18 Mạc Đĩnh Chi, đường Nhật Lệ, 118 Lê Ngô Cát, 4 Lê Sỹ…