“Bảo tàng” nghệ thuật lưu trữ giá trị văn hóa của đờn ca tài tử

Bảo tàng

Bây giờ, tại Bạc Liệu – nơi thường được gọi là cái nôi của đờn ca tài tử đã được xây dựng “bảo tàng” đờn ca tài tử. Người ta nói thế bởi Bạc Liêu còn là quê hương của nhạc sĩ Cao Văn Lầu – một người đã để lại cho đời nhiều bản nhạc bất hủ mà nó sau này chính là một trong những báu vật quý giá nhất của đờn ca tài tử. Nếu bạn cũng là một người yêu thích đờn ca tài tử, giờ cùng chúng tôi “thăm bảo tàng” ngay nhé.

Có rất nhiều những di sản văn hóa trên khắp đất nước Việt Nam, mỗi thứ đều mang đến những ý nghĩa vật chất, tinh thần riêng đối với mỗi người, mỗi vùng. Trong tất cả những di sản ấy, có những tồn tại vô cùng đặc biệt và khác lạ, mà có lẽ ít người nghĩ là nó lại mang đến những giá trị tinh thần cực lớn cho người dân. Đờn ca tài tử cũng là một trong số đó, bằng làn điệu du dương, những ca từ mang đậm màu sắc của vùng đất Nam bộ trù phú và dân dã gần gũi, đờn ca tài tử đã đồng hành cùng người dân qua bao thời gian, kể từ cái thời còn khó khăn gian khổ. Đến hôm nay, những giá trị văn hóa mà loại hình nghệ thuật này mang lại cũng vô cùng to lớn.

Một loại hình nghệ thuật đặc sắc

Đoàn ca tài tử
Đoàn ca tài tử nam bộ

Đờn ca tài tử là một loại hình nghệ thuật dân gian đặc sắc. Gắn bó với đất và người Nam Bộ. Được phát triển từ nhạc lễ, nhã nhạc cung đình Huế. Pha trộn với các làn điệu dân ca, hò vè của vùng đất Nam Bộ. Đờn ca tài tử đã trở thành một loại hình nghệ thuật dân gian vừa uyên bác, vừa bình dân. Năm 2013, nghệ thuật đờn ca tài tử Nam Bộ đã được UNESCO ghi danh Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Những nghệ sĩ nổi tiếng

Mặc dù được hình thành và phát triển ở 21 tỉnh; thành phố phía Nam nhưng Bạc Liêu vẫn được coi là cái nôi của nghệ thuật đờn ca tài tử. Từ đầu thế kỷ XX, đờn ca tài tử đã phát triển mạnh mẽ cả về số lượng lẫn chất lượng ở Bạc Liêu. Với nhiều tên tuổi nghệ sĩ nổi tiếng. Trong đó có nhạc sư Lê Tài Khí (1870 – 1948). Người được tôn là hậu Tổ khi có công canh tân, khôi phục nhiều bản ca cổ. Cùng người học trò ưu tú Cao Văn Lầu (1890 – 1976) – người được biết đến với bản “Dạ cổ hoài lang” bất hủ.

Loại hình nghệ thuật cực thu hút

Cho đến nay, đờn ca tài tử vẫn là một trong những loại hình nghệ thuật dân gian; thu hút đông đảo người dân Bạc Liêu tham gia. Theo thống kê của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bạc Liêu; toàn tỉnh hiện có gần 70 câu lạc bộ, nhóm. Với khoảng 500 nghệ nhân, tài tử thường xuyên sinh hoạt. Điều đó cho thấy sức sống mãnh liệt của di sản này trong đời sống văn hóa tinh thần của người dân Bạc Liêu hôm nay.

“Bảo tàng” nghệ thuật của đờn ca tài tử

Cổng vào
Cổng vào bảo tàng

Bạc Liêu là cái nôi của nghệ thuật đờn ca tài tử gắn với tên tuổi của nhạc sĩ Cao Văn Lầu – tác giả của bản “Dạ cổ hoài lang” nổi tiếng. Để tri ân người nhạc sĩ tài hoa, đồng thời góp phần bảo vệ di sản đờn ca tài tử; tỉnh Bạc Liêu đã mở rộng, tôn tạo Khu lưu niệm nghệ thuật đờn ca tài tử Nam Bộ và nhạc sĩ Cao Văn Lầu. Ở đường Ninh Bình, phường 2, thành phố Bạc Liêu. Đây được coi như một bảo tàng nghệ thuật đờn ca tài tử. Và là điểm đến hấp dẫn của du khách khi đến Bạc Liêu.

Để tưởng nhớ công lao của nhạc sĩ Cao Văn Lầu cũng như nỗ lực bảo tồn di sản; năm 2013, tỉnh Bạc Liêu đã tôn tạo, mở rộng Khu lưu niệm nghệ thuật đờn ca tài tử Nam Bộ và nhạc sĩ Cao Văn Lầu. Đưa nơi đây trở thành điểm đến du lịch tiêu biểu của vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Khu lưu niệm có tổng diện tích hơn 12.000m2. Gồm các công trình sân, đài Nguyệt cầm; tượng nhạc sĩ Cao Văn Lầu, vườn nhạc cụ. Khu mộ của cố nhạc sĩ và gia đình, nhà trưng bày, khu biểu diễn…

Khu lưu niệm

Đến với khu lưu niệm, du khách sẽ thăm đài Nguyệt cầm. Với biểu tượng ống tre tượng trưng cho cây đàn kìm. Một nhạc cụ không thể thiếu trong nghệ thuật đờn ca tài tử. Xung quanh đài là 20 bài tổ (bài gốc) cùng bức tượng nhạc sĩ Cao Văn Lầu đang chơi đàn tranh. Phía sau là bản “Dạ cổ hoài lang” được tạc trên đá. Tiếp đó là vườn nhạc cụ với các loại đàn tiêu biểu của nghệ thuật đờn ca tài tử. Như đàn cò, đàn tranh, đàn bầu, đàn guitar phím lõm…

Tượng đài
Khu tượng đài của bảo tàng

Nhà trưng bày

Đi qua khoảng sân rộng, du khách thăm nhà trưng bày. Nghe các thuyết minh viên kể về cuộc đời; sự nghiệp của nhạc sĩ Cao Văn Lầu. Và sự phát triển của nghệ thuật đờn ca tài tử ở Bạc Liêu. Cuối cùng, du khách dừng chân tại nhà biểu diễn. Và thưởng thức các tiết mục đờn ca tài tử do người dân bản địa trình diễn. Chị Nguyễn Thu Hiền, một du khách Hà Nội chia sẻ: “Tôi từng nghe đờn ca tài tử. Nhưng chưa bao giờ cảm nhận được hết cái hay; cái đẹp của nghệ thuật này như khi nghe trực tiếp tại đây. Mặc dù buổi diễn chỉ kéo dài 30 phút. Nhưng các nghệ sĩ đã để lại cho tôi cảm xúc và ấn tượng đẹp về vùng đất và con người Bạc Liêu…”.

Ý nghĩa của “bảo tàng”

Ông Nguyễn Văn Quang, Trưởng ban Quản lý di tích tỉnh Bạc Liêu cho biết: “Chúng tôi đang nỗ lực đưa Khu lưu niệm nghệ thuật đờn ca tài tử Nam Bộ và nhạc sĩ Cao Văn Lầu trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Bằng cách nỗ lực kết nối với các doanh nghiệp lữ hành. Khai thác tiềm năng, giá trị của khu lưu niệm. Nhằm phát triển du lịch gắn với bảo tồn, phát huy giá trị di sản nghệ thuật đờn ca tài tử Nam Bộ. Xây dựng và quảng bá thương hiệu… Chúng tôi hướng tới mục tiêu xây dựng khu lưu niệm này trở thành một sản phẩm du lịch khác biệt; độc đáo, có sức cạnh tranh để thu hút du khách đến tham quan và quay trở lại”.

Cuối năm 2020, tỉnh Bạc Liêu đã xếp hạng điểm du lịch Khu lưu niệm nghệ thuật đờn ca tài tử Nam Bộ và nhạc sĩ Cao Văn Lầu là sản phẩm du lịch OCOP 4 sao. Đây là cách làm mới, thể hiện quyết tâm đưa khu lưu niệm đặc biệt này trở thành một trong những điểm đến hấp dẫn và chất lượng của tỉnh Bạc Liêu.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *