Cua đồng là một món ăn vô cùng gần gũi với người dân Việt Nam bởi sự bổ dưỡng và phổ biến của nó. Cua đồng là một loài cua khá nhỏ và có mùi tanh, có tính năng giải nhiệt rất tốt. Ngoài ra nó còn được coi là phương thuốc trị ngứa hoặc bổ sung dinh dưỡng, trị còi xương cho trẻ nhỏ. Nguồn chất đạm dồi dào trong cua đồng giúp bổ sung canxi và tốt cho xương khớp. Canh cua rau đay ăn kèm cùng cà pháo là món ăn khá phổ biến từ cua đồng; gắn liền với tuổi thơ của rất nhiều người dân Việt Nam.
Giới thiệu cua đồng
Cua đồng (tên khoa học: Somanniathelphusa sinensis) hay còn được gọi là điền giải; là một loại cua thuộc nhóm Cua nước ngọt. Chúng thường sinh sống tại các hang, lỗ trên bờ ruộng, kênh, rạch; và phân bố rất nhiều tại Việt Nam. Cua đồng có đặc điểm: phần mai màu vàng sẫm; trên thân có 2 càng không tương xứng, 1 càng to và 1 càng nhỏ. Gọng cua màu vàng cháy, toàn thân ánh lên màu nâu vàng. Thịt của loại cua này có vị mặn ngọt, mùi tanh và chứa nhiều chất dinh dưỡng như: sodiumvà purines.
Không những chứa nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể, nó còn chứa đựng những tác dụng rất tốt cho sức khoẻ. Về khía cạnh Đông y, cua đồng có vị mặn, mùi tanh, tính hàn; nên được dùng để điều chế những phương thuốc giải nhiệt, trị lở ngứa, trị còi xương cho trẻ. Ngoài ra, cua đồng còn hỗ trợ chữa trị bệnh viêm thận cấp; trị chứng kém ăn, mất ngủ, chứng chướng bụng, phù tim hay đau răng lợi. Được biết, hàm lượng protein mà thịt cua đồng mang đến là loại protein chất lượng cao. Chúng có chứa đến 8 loại axit amin thiết yếu mà cơ thể không tự tổng hợp được.
Giá trị dinh dưỡng
Trong 100 g cua bỏ mai và yếm có 74,4 g nước, 12,3 g protid, 3,3 g lipid, 2 g glucid, cung cấp 89 g kcal cho cơ thể. Lượng vitamin và muối khoáng, đặc biệt là canxi trong cua rất cao. Chất lượng protid trong cua cũng thuộc loại tốt. Các nhà khoa học đã phân tích cua đồng có 8 axit amin cần thiết; như lysine, methionie, valine, leucin, isoleucien, phenylalanine… Đây còn là nguồn chất đạm quan trọng trong bữa ăn hàng ngày. Bạn có thể dùng nhiều loại rau nấu canh cua như rau dền, mồng tơi, rau đay, mướp…
Ngoài giá trị dinh dưỡng, cua đồng còn là một vị thuốc được dùng từ lâu đời. Theo Đông y, cua vị mặn, mùi tanh, tính lạnh, có tác dụng tán huyết, bổ gân cốt, khớp xương. Không nên ăn món cua sống như gỏi cua và uống nước cua sống. Rất nhiều người dùng cua đồng sống để là gỏi. Điều này vô cùng nguy hiểm bởi cua sống chứa nang trùng hút máu phổi. Ăn sống sẽ rất dễ mắc bệnh sán lá phổi. Nó có thể chứa nhiều mầm bệnh nguy hiểm gây ngộ độc thức ăn. Trứng sán từ phổi bệnh nhân được bài xuất ra ngoài theo đờm, xuống nước và hình thành ấu trùng. Ấu trùng này ra khỏi vỏ trứng tìm đến một số loài ốc để ký sinh, sau đó vỏ ốc tìm các loài cua và tôm nước ngọt ký sinh dưới dạng nang trùng sán. Do đó đun nấu cua không chín, người ăn sẽ nhiễm trứng sán.