Dịch bệnh vẫn đang tiếp diễn và ảnh hưởng đến mọi mặt trong đời sống. Tất cả các ngành nghề, lĩnh vực đều đang tìm giải pháp để thích nghi với biến động này. Các ngành nghệ thuật muốn duy trì hoạt đông thì buộc phải thay đổi hình thức tiếp cận với công chúng. Thay vì có thể phục vụ khán giả trực tiếp thì giờ đây tất cả chuyển sang trực tuyến. Các đơn vị tư nhân hay đơn vị công lập đều cố gắng chuyển mình để phục vu nhu cầu thưởng thức nghệ thuật của công chúng. Vậy thực tế sự thay đổi có đạt hiệu quả hay không, cùng theo dõi bài viết sau đây của ascarici.
Tổ chức chương trình nghệ thuật trực tuyến
Vừa qua, chương trình nghệ thuật “Tổ quốc trong tim” do Cục Nghệ thuật biểu diễn chủ trì. Và chỉ đạo Nhà hát Ca múa nhạc Việt Nam thực hiện đã diễn ra theo hình thức trực tuyến. Chương trình nghệ thuật này được tổ chức nhằm chung sức với toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta chống lại đại dịch Covid-19. Với 5 điểm cầu Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Nghệ An, Bình Thuận, Paris (Pháp). Đây là chương trình có quy mô lớn được tổ chức bởi một đơn vị nghệ thuật vốn quen với các hoạt động biểu diễn trực tiếp tại nhà hát.
Chương trình gồm nhiều tiết mục nghệ thuật đặc sắc được biểu diễn. Và truyền đến khán giả bằng nhiều hình thức như livestream trên kênh YouTube, Fanpage, Facebook của Cục Nghệ thuật biểu diễn. Của Nhà hát Ca múa nhạc Việt Nam và các giao diện trực tuyến khác… Sự đa dạng trong cách tiếp cận với công chúng. Đã giúp chương trình đến gần hơn với người xem, phát huy được hiệu quả.
Những nỗ lực từ nghệ sĩ
Điều đặc biệt là trong điều kiện dịch dã như hiện nay. Mỗi nghệ sĩ ngoài trách nhiệm biểu diễn cũng phải tìm cách để thích nghi với phương thức truyền tải mới. Cụ thể, với chương trình “Tổ quốc trong tim”. Các nghệ sĩ đã biểu diễn theo một cách đặc biệt. Không có sân khấu, không có phòng thu, mỗi ca sĩ. Nghệ sĩ tham gia chương trình sẽ tự chuẩn bị trước bài ca. Bản nhạc sẽ hát và chơi trực tiếp. Họ cũng không mặc trang phục biểu diễn, hát cũng sẽ không có múa minh họa…
Dù trong điều kiện giãn cách nhưng người nghệ sĩ vẫn luôn khao khát được biểu diễn. Công chúng lại càng cần hơn những món ăn tinh thần phù hợp, giúp động viên tinh thần. Và chỉ có sự linh hoạt, nhanh nhạy áp dụng công nghệ của cả đơn vị nghệ thuật. Nghệ sĩ mới có thể đáp ứng được đòi hỏi này một cách kịp thời, hiệu quả. Phù hợp với những diễn biến khác nhau của thực tế chống dịch.