Lễ hội Nàng Han của đồng bào Thái với nhiều hoạt động đặc sắc

biểu diễn nghệ thuật

Lễ hội Nàng Han của đồng bào dân tộc Thái là một trong những hoạt động đặc sắc, diễn ra vào ngày rằm tháng 2 âm lịch hằng năm. Lễ hội đã thu hút sự tham gia của đông đảo công chúng tại huyện Phong Thổ (Lai Châu) và du khách nhiều nơi. Với mục đích tri ân nữ tướng tài ba có tên là Nàng Han, người có công đứng lên đánh đuổi giặc ngoại xâm phương Bắc. Và cũng là cầu nguyện cho người dân có một cuộc sống âm no, mùa màng bội thu. Để tìm hiểu thêm về những nét đặc sắc của lễ hội này, hãy cùng ascarici theo dõi qua bài viết sau đây.

Những hoạt động trong lễ hội Nàng Han

Ngay từ sáng sớm, đông đảo nhân dân từ già đến trẻ trên địa bàn tỉnh Lai Châu. Về đến khu vực đền thờ Nàng Han, nô nức trẩy hội. Những thiếu nữ Thái xinh xắn, rạng rỡ trong những bộ váy cóm duyên dáng. Uốn mình chơi các trò chơi ném còn, đánh cầu, kéo co. Các chàng trai tràn đầy sức sống trong các trò chơi đi đẩy gậy, đánh cầu lông gà, ném còn…

Du khách đến với lễ hội cũng được hòa mình vào các trò chơi đông vui. Thưởng thức hương vị nhiều món ăn độc đáo, mang đậm phong vị núi rừng Tây Bắc. Do chính đôi bàn tay khéo léo của người phụ nữ Thái trắng làm ra. Đây cũng là những giá trị văn hóa gắn kết giữa các dân tộc trong vùng. Các cụ già có điều kiện gần gũi hỏi thăm sức khỏe, đời sống. Còn các nam thanh nữ tú có dịp gần gũi, tìm hiểu nhau, hẹn ước nên duyên chồng vợ.

lễ hội Nàng Han
Lễ hội Nàng Han được bắt nguồn từ một truyền thuyết xa xưa về người con gái xinh đẹp, giỏi giang

Nghệ nhân Ưu tú Nông Văn Nảo, một người nghiên cứu văn hóa Thái ở xã Mường So cho biết. Tương truyền rằng, Nàng Han xuất thân trong một gia đình người Thái nghèo ở Chiềng Sa (nay là xã Mường So, huyện Phong Thổ). Nàng cải trang thành nam giới. Đứng lên kêu gọi thanh niên trai tráng các bản đoàn kết đánh giặc. Nàng đứng đầu cuộc khởi nghĩa của đồng bào 16 xứ Thái quật cường đánh bại giặc xâm lược phương Bắc.

Nét văn hóa truyền thống của dân tộc

Sau khi dẫn đoàn quân thắng trận trở về, nàng cởi xiêm y, tắm gội ở mó nước (người Thái gọi giếng nước là mó nước) Tây An (xã Mường So) rồi bay lên trời. Từ đó, để tưởng nhớ công ơn của nàng, nhân dân đã lập miếu thờ và hàng năm tổ chức lễ hội ngay ở mó nước nàng tắm. Mó nước nơi nàng Han tắm quanh năm nước trong vắt, không bao giờ cạn.

Lễ hội Nàng Han gồm phần lễ và phần hội. Trong phần lễ, thầy tế sẽ thực hiện cúng và dâng hương tại Đền thờ Nàng Han. Với vật phẩm gồm thịt lợn, thịt gà, rượu thơm, hương, hoa, quả, trầu, cau do chính dân bản làm ra. Sau khi mọi người từ già đến trẻ hành lễ xong thì đến bên mó nước để lấy nước rửa mặt. Cầu bình an, xua đi bệnh tật và những điều rủi ro. Sang phần hội, mọi người cùng tập trung để thi tài qua các tiết mục văn nghệ, trò chơi dân gian.

đồng bào Thái
Sau các nghi thức thành kính, người dân kéo ra bãi đất rộng và cùng tham gia các trò chơi, trò diễn

Từ xa xưa, lễ hội truyền thống đặc sắc này đã giữ một vai trò đặc biệt quan trọng. Trong đời sống văn hóa – tinh thần đồng bào Thái. Đồng thời, gìn giữ trong lòng nó nhiều giá trị thuần phong mỹ tục. Đặc biệt là tục chơi hang Mường. Đây là một lệ tục cổ, phản ánh tín ngưỡng phồn thực, cầu con, cầu của và cầu cho nhân khang vật thịnh của người Thái.

Bảo tồn và phát huy những nét đẹp của lễ hội

Ông Bùi Quang Lịch, Phó Chủ tịch UBND xã Mường So, huyện Phong Thổ cho hay. Sau 60 năm bị lãng quên, đến năm 2008, tỉnh Lai Châu có chủ trương khôi phục Lễ hội Nàng Han. Nhằm bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của các dân tộc Thái trên địa bàn. Lễ hội Nàng Han luôn nhận được sự quan tâm của cấp trên. Cùng với sự ủng hộ đông đảo của nhân dân và khu vực đền thờ được tôn tạo uy nghiêm. Tạo tiền đề cho xã Mường So quảng bá những nét văn hóa đặc sắc. Mặt khác, đây là dịp nhắc nhở các thế hệ con cháu luôn ý thức, ghi nhớ. Và phát huy tinh thần thượng võ của dân tộc mình. Cùng nhau đoàn kết xây dựng bản mường ngày một no ấm, giàu đẹp.

Lễ hội Nàng Han không chỉ thể hiện sự ngưỡng vọng, tri ân người có công với bản mường. Mà còn là dịp nghỉ ngơi, vui chơi, gặp gỡ trao duyên của trai gái trong vùng. Sau các nghi thức thành kính, người dân kéo ra bãi đất rộng. Và cùng tham gia các trò chơi, trò diễn mang đậm sắc thái văn hóa dân tộc Thái. Khi các trò chơi, trò diễn đã vãn, trẻ già, trai gái trở về bản. Họ uống rượu cần, làm lễ cầu vía và các bà Tày ban phát lộc. Buộc chỉ ngũ sắc cầu may, cầu phúc cho người dự lễ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *