Nét đẹp trong văn hoá ẩm thực của người Thái Lan

Ẩm thực Thái Lan

Theo truyền thống tháng 4 hằng năm, người Thái Lan tổ chức Tết cổ truyền lớn nhất quốc gia – Tết Songkran. Lễ hội Songkran sẽ được tổ chức từ ngày 13 đến ngày 15/4. Sự kiện chính và đặc biệt nhất là “té nước”. Đây là phong tục giúp giải trừ những điều xui xẻo, không may mắn trong năm cũ. Đồng thời, chào đón năm mới đầy may mắn và bình an. Lễ hội ẩm thực Thái Lan vào dịp Songkran cũng rất đặc biệt. Các món ăn vừa truyền thống vừa hiện đại làm nức lòng du khách. Hãy để chúng tôi hiểu được sự độc đáo của nét đẹp văn hoá ẩm thực nơi đây nhé!

Đặc trưng của văn hoá ẩm thực Thái Lan

Văn hoá ẩm thực Thái Lan 
Đặc trưng của văn hoá ẩm thực Thái Lan 

Ẩm thực Thái Lan có sự kết hợp giữa nhiều nền văn hóa của các nước lân cận như Ấn Độ, Trung Quốc, Myanmar, Indonesia… Tuy nhiên, ẩm thực Thái Lan không hề bị hòa tan hay lu mờ trước ẩm thực của các quốc gia này. Nó được tự tạo nên cho mình một nét riêng, độc đáo và hấp dẫn.

Đặc điểm chung của ẩm thực Thái Lan là hương vị món ăn vô cùng đậm đà, mỗi vị chua, mặn; ngọt, đắng, cay của món ăn Thái đều được thể hiện hết sức rõ ràng. Món Thái khi chế biến được cho vào rất nhiều loại gia vị và hương liệu khác nhau. Tuy dùng nhiều nhưng không gây ra sự hỗn tạp mà mỗi loại gia vị; mỗi loại hương liệu đều được sử dụng một cách hợp lý và chính xác.

Ngoài các loại gia vị thông thường, người Thái còn sử dụng là các loại thảo mộc cho các món ăn. Đặc biệt như: đinh hương, nghệ tây, húng quế, rau mùi, bạc hà, sả, lá chanh ớt, gừng, riềng… Qua đó để tăng thêm mùi vị và làm cho món ăn trở thành thực phẩm chức năng, có lợi cho sức khỏe. Người Thái thích vị chua, cay nên gia vị được ưa chuộng là ớt, chanh và sả.

Những món ăn không thể thiếu trong dịp Tết Songkran

Món Tom Yum Koong

Đây là món ăn tuyệt vời đầy hấp dẫn mang đậm nét truyền thống Thái Lan. Đây là món canh may mắn được để ở giữa bàn ăn. Được xem là món ăn “linh hồn” và quyết định hương vị của tất cả các món ăn khô còn lại trong bữa ăn.

Tom Yum Koong thực chất là món soup tôm chua cay với dừa non không thể thiếu trong lễ hội ẩm thực Thái Lan. Món ăn là sự kết hợp giữa nước cốt gà, nước rau mùi và nhiều nguyên liệu khác như gừng, xả,… Tùy từng vùng miền mà có những cách chế biến món ăn khác nhau.

Món Som Tam

Som Tam là món ăn pha trộn giữa gỏi đu đủ, tôm khô, ba khía và xôi nếp được nấu trong ống tre. Vị bùi bùi của xôi nếp, tôm khô hòa cùng nhiều gia vị đi kèm,… Khiến các món ăn trở nên vô cùng hấp dẫn. Không chỉ ở mùi vị mà còn gây ấn tượng ở màu sắc và cách trang trí.

Món Som Tam
Món ăn pha trộn giữa gỏi đu đủ, tôm khô, ba khía và xôi nếp

Khi ăn, bạn nên dùng miếng bắp cải để xúc. Ai thưởng thức lần đầu sẽ cảm thấy vô cùng lạ miệng với hương vị chua cay. Thế nhưng lại vô cùng dễ ăn. Đây cũng là món ăn phổ biến trong các lễ hội ẩm thực Thái Lan mà bạn không nên bỏ qua.

Món Kaeng Phed (Cà ri đỏ)

Theo quan niệm của người Thái, đầu năm ăn món cà ri đỏ sẽ mang đến vận may cho cả năm. Đây là món ăn truyền thống hấp dẫn không thể thiếu trong các bữa ăn và các lễ hội ẩm thực Thái Lan. Với ý nghĩa mang lại mọi điều may mắn, tốt đẹp trong năm cho mọi người.

Một sự thật thú vị về món Kaeng Phed đó là món ăn nằm trong top 50 món ăn ngon nhất thế giới do kênh CNN (Mỹ) bình chọn. Vị chua của ớt cùng vị béo thơm của nước cốt dừa,… Kết hợp cùng các loại thịt ăn kèm giúp món ăn không chỉ thơm ngon mà còn vô cùng bổ dưỡng.

Món Gai Haw Bai Toey (Thịt gà nướng cuộn lá dứa)

Thịt gà nướng cuộn lá dứa thường xuyên xuất hiện trong mâm cơm ngày Tết và ở các lễ hội ẩm thực Thái Lan. Đây cũng là món ăn được khá nhiều du khách yêu thích khi đến với xứ sở chùa Vàng. Bởi hương vị lạ miệng nhưng vô cùng hấp dẫn.

Đúng như tên gọi của món ăn, thịt gà sau khi được ướp gia vị sẽ được đem lên nướng vùng lá dứa. Vị thơm của lá dứa sẽ giúp cho thịt gà bên trong được mềm, ẩm và không bị khô. Đây cũng là một trong những món ăn ít vị cay nhất của Thái Lan.

Món Pla Rad Prik (Cá diêu hồng chiên sốt gia vị)

Món Pla Rad Prik
Cá diêu hồng chiên sốt gia vị)

Cũng giống với món Cà ri đỏ, Pla Rad Prik cũng là món ăn mang ý nghĩa cầu may mắn và sung túc cho cả năm. Không chỉ vậy, hương vị tuyệt vời của món ăn chắc chắn sẽ làm các thực khách vô cùng thích thú.

Từng thớ thịt cá được rán vàng ươm. Kết hợp cùng nước sốt chua ngọt và vị cay nhẹ vô cùng lôi cuốn. Đây cũng là một trong những món ăn không chỉ ngon miệng. Mà còn mang ý nghĩa may mắn. Nếu bạn có dịp ghé thăm vào dịp lễ hội ẩm thực Thái Lan thì đừng nên bỏ qua món ăn đặc biệt này nhé.

Ý nghĩa lễ hội té nước Songkran

Songkran có nguồn gốc từ đạo Phật mang ý nghĩa tẩy đi những đen đủi của năm cũ. Và bắt đầu năm mới hạnh phúc. Đây là một trong những lễ hội hấp dẫn nhất khu vực Đông Nam Á. Lễ hội này đã thu hút hàng trăm lượng khách đến Thái Lan mỗi năm.

Lễ hội Songkran diễn ra từ ngày 13-15/4 hàng năm. Người Thái thường dọn dẹp nhà cửa, sắm sửa thức ăn từ trước. Ngày 13/4 bắt đầu dâng lễ vật lên chùa. Và đến ngày 14/4, mọi người sẽ ăn mặc thật đẹp để lên chùa lễ Phật. Dùng nước thơm tắm tượng Phật để tỏ lòng thành kính

Ngày 15/4 – ngày cuối cùng trong lễ hội, người Thái thường cầu nguyện, tưởng nhớ tổ tiên; rưới nước thơm lên tay các bậc tiền bối. Sau cùng, người Thái sẽ tổ chức những lễ hội té nước với không khí vô cùng vui nhộn và cuồng nhiệt.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *