Người Trung Quốc thường có câu “Phanh nhẫm dũ trị quốc” , có nghĩa rằng nấu ăn quan trọng không kém việc trị nước. Theo các chuyên gia ẩm thực, văn hóa ẩm thực Trung Quốc rất quan trọng đối với cuộc sống của người dân nơi đây, nhìn chung văn hóa ẩm thực Trung Quốc có lịch sử phát triển lâu dài và liên tục. Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, nền văn hoá càng thịnh vượng, càng phổ biến và càng có sức ảnh hưởng đến nhiều quốc gia trên thế giới. Chúng ta hãy cùng nhau khám phá những bí ẩn của nền văn hóa này nhé!
Thông tin tổng quát về văn hóa ẩm thực Trung Quốc
Trung Quốc là một trong những đất nước có nền văn hóa ẩm thực vô cùng lâu đời. Nó thậm chí còn được coi là động lực để phát triển văn hóa của nước nhà. Từ rất sớm, Trung Quốc đã hình thành vững chắc những quan niệm:
- “礼乐文化始于食= lễ nhạc văn hóa thủy vu thực = văn hóa lễ nhạc đều bắt đầu bởi cái ăn”,
- “民以食为天 = dân dĩ thực vi thiên = dân coi cái ăn là trời”,
- Có thể nói rằng, ăn là nhu cầu thiết yếu của con người. Vì thế, Trung Quốc rất chú trọng nghiên cứu văn hóa ẩm thực.
Bắt nguồn từ “cơn sốt văn hóa” của thập niên 80 và “cơn sốt du lịch” vào đầu thập niên 90 của thế kỉ trước, tình hình nghiên cứu văn hóa ẩm thực ở thập niên 90 xuất hiện một cao trào mới mạnh mẽ hơn trước.
Từ năm 1990 đến cuối năm 1996 tổng cộng gần hơn 300 bài báo khoa học, xuất bản gần 410 cuốn sách. Trong đó chỉ riêng năm 1993 đã xuất bản hơn 100 cuốn sách, 62 bài báo khoa học, có thể xem là một dấu ấn đặc biệt.
Trung Quốc là cái nôi của đa trường phái ẩm thực
Sự hình thành của các trường phái ẩm thực chịu ảnh hưởng của địa dư. Điều kiện khí hậu, đặc sản tài nguyên, thói quen ăn uống. Ẩm thực Trung Hoa được chia thành 8 trường phái lớn: Sơn Đông; Quảng Đông, Tứ Xuyên, Hồ Nam, Phúc Kiến, Chiết Giang, Giang Tô và An Huy. Người ta thường ví món ăn của Giang Tô, Chiết Giang có khác nào người đẹp; Giang Nam thanh tú, món ăn của Sơn Đông, An Huy là một trang nam nhi mộc mạc, chất phác; món ăn của Quảng Đông, Phúc Kiến thì nhã nhặn như vị công tử phong lưu; còn món ăn của Tứ Xuyên, Hồ Nam thì chẳng khác nào một vị danh sĩ tài ba.
Trung Quốc chia ẩm thực thành 8 trường phái lớn, trong số đó món ăn Tứ Xuyên được biết đến nhiều nhất. Trong các trường phái ẩm thực Trung Quốc, món ăn Tứ Xuyên có lịch sử lâu dài. Hương vị độc đáo và được phổ biến rộng rãi nhất trong và ngoài nước.
Chú trọng đến bày trí và sắp xếp
Có thể nói sự tinh tế trong các món ăn chính là sự hội tụ đầy đủ từ hương, sắc; vị đến cách bày biện, trang trí. Món ăn ngon phải đảm bảo đẹp mắt, dậy hương thơm làm say lòng thực khách. Đồng thời có vị ngon của đồ ăn được chế biến từ nguyên liệu tươi, và cách trình bày thật ấn tượng.
Món ăn phải hội tụ hương, sắc, vị hấp dẫn người nhìn
Để có một bàn ăn đạt tiêu chuẩn, người đầu bếp phải như một nghệ sỹ đích thực. Từ cách nấu nướng đến trình bày phải thuyết phục được 5 giác quan của người thưởng thức. Đó chính là thị giác, khứu giác, vị giác, thính giác và cảm giác. Những món ăn với sự tận tâm và tỉ mỉ. Qua đó, đưa bạn đến một không gian mang đậm bản sắc dân tộc Trung Hoa. Đồng thời, thể hiện sự khéo léo, cầu kỳ đến từng chi tiết.
Ẩm thực với người Trung Quốc là nghệ thuật
Món ăn là nghệ thuật và người làm ra món ăn được gọi là nghệ nhân. Nghệ thuật của văn hóa ẩm thực Trung Quốc được xếp vào một trong những hạng bậc nhất thế giới. Vì có tính đa dạng và độc đáo. Bạn sẽ thật sự bất ngờ khi biết rằng, người Trung Hoa áp dụng triết học được xây dựng, tích lũy và phát triển cả ngàn đời để sáng tạo nên nền ẩm thực trứ danh cả thế giới.
Đó là sự cân bằng “Âm dương ngũ hành” (trong nguyên liệu, gia vị, mùi hương), “Trung hòa vi mỹ” (hòa hợp để đảm bảo tính thẩm mỹ), và “Dĩ thực liệu bệnh” (ăn uống để bồi bổ sức khỏe). Ẩm thực đối với người dân Trung Hoa không chỉ là để duy trì sự sống, mà là cả một quá trình để hưởng thụ cuộc sống, là những màn nghệ thuật sống không thể thay thế.
Những đa dạng của văn hóa ẩm thực Trung Quốc
Văn hóa ẩm thực chịu sự ảnh hưởng trực tiếp của nhiều yếu tố như địa lí, điều kiện khí hậu, tài nguyên hay là thói quen ăn uống của người dân tại khu vực miền đó. Kết hợp với sự sáng tạo và một chút mơ mộng, đã tạo nên sự đa dạng của các món ăn. Nó có tổng cộng 8 trường phái, mỗi sắc mỗi vẻ, mỗi nơi mỗi hương. Song, sự độc đáo và lạ miệng thì không đâu giống với ở đâu. 8 trường phái này bao gồm: Sơn Đông, Tứ Xuyên, Giang Tô, Chiết Giang, Quảng Đông, Phúc Kiến, Hồ Nam, An Huy.
Sơn Đông nổi tiếng với những món ăn vị nồng đậm, nhiều hành tỏi, nhất là món hải sản, có sở trường làm món canh và nội tạng động vật. Nếu thích các món ăn nhiều mùi vị, đậm đà, bạn không nên bỏ qua ẩm thực Tứ Xuyên. Đến với Giang Tô, bạn sẽ bất ngờ với các món ninh, hầm. Còn Chiết Giang sẽ phù hợp cho ai thích ăn thanh đạm.
Quảng Đông khiến ngây ngất lòng người với các món chiên, rán giòn thơm. Hải sản lại là món khoái khẩu của Phúc Kiến, bạn nghĩ sao khi ngập ngụa trong các loại hải sản tươi sống ở Phúc Kiến? Hồ Nam sẽ khiến bạn quên đường về với những món cay, tê tê đậm vị.
Mình vừa chia sẻ đến cho các bạn một số kiến thức căn bản về văn hóa ẩm thực Trung Quốc. Nếu bạn thích món ăn của trường phái nào, đừng quên để lại bình luận phía dưới để chúng mình cùng bàn bạc thêm nhé!