Nộm mít- Món ăn dân dã nhưng không hề “tầm thường”

Nộm mít non

Nộm là một món ăn thanh đạm, có chức năng giải ngấy rất tốt; với hương vị hài hoà kết hợp từ vị chua, ngọt, đến đậm đà, cay cay. Một trong những loại nộm đặc biệt mà ngon miệng phải kể đến là nộm mít; hay còn gọi là gỏi mít. Nộm mít được làm từ mít non, thịt gà xé phay, rau răm, đậu phụng và gia vị; nghe đơn giản nhưng khó lòng mà buông đũa. Đây là một món ăn rất quen thuộc của những người con miền Trung, Nam; không chỉ ngon về hương vị mà còn đậm đà niềm thương nỗi nhớ với quê hương của những người con nơi đất khách.

Cách chế biến nộm mít

Để chế biến gỏi mít, những người đầu bếp đều phải mua  quả mít non ở xã Sơn Mỹ (Hàm Tân) hoặc từ Tánh Linh, Đức Linh, đưa về. Sau khi xẻ cả trái thành những tảng nhỏ, thì mang luộc trong chiếc xoong đầy nước. Nước  sôi một lúc thì dùng đũa con săm vào tảng mít; thấy thủng, nghĩa là mít đã chín. Dùng đũa vớt mít non ra bên ngoài để nguội, sau đó lấy dao gọt vỏ cho sạch; rồi xé mít thành những sợi nhỏ. Nếu là gỏi mít trộn thịt gà, thì người đầu bếp chỉ cần luộc chín thịt gà, xé nhỏ; trộn với mít non, rau răm và đậu phụng xay nhỏ; cũng như thêm một ít nước chanh để thịt gà và mít non dính vào nhau. Khó lòng phân biệt đâu là mít non đâu là thịt gà, cứ phải thưởng thức mới biết!

Cách chế biến nộm mít
Nộm mít có cách làm khá đơn giản

Còn nếu là gỏi với thịt ba rọi thì ngoài thịt xắt nhỏ (dĩ nhiên đã luộc chín); còn phải thêm da heo để lấy sự béo, sự dai… Nhiều người sau khi thưởng thức gỏi mít, cứ băn khoăn vì sao nó ngon; mà không hề biết rằng trong đĩa gỏi mít có sự  chát (mít non), ngọt (của thịt); bùi (của  đậu phụng  rang xay nhỏ) và vị chua (của nước chanh).

Món ăn tốt cho sức khoẻ

Đó là thức ăn vừa tăng độ đạm nhưng rất  dễ tiêu; kết hợp được yếu tố âm dương song hành trong thực phẩm, tăng cường sức khỏe…  Lâu ăn gỏi mít một lần, với một chút rượu nhẹ góp phần làm sinh động bữa ăn. Khi đêm về, những người vợ đã qua thì xuân sắc vẫn thấy lòng lâng lâng, trằn trọc; băn khoăn hỏi chồng, vì sao như thế; thì chồng lại khe khẽ đáp rằng, chắc tại mưa thưa bên ngoài!

Vùng đất Đức Phổ quê tôi nằm phía nam tỉnh Quảng Ngãi nắng như nghiêng trời đổ lửa khi sang hè. Cư dân nơi đây thường trồng cây ăn quả quanh nhà, cành lá tỏa bóng râm mát làm vơi cái nóng oi nồng ngày hạ. Trưa nắng, dăm trẻ thơ trong xóm tụ tập quanh gốc mít. Hễ thấy “lạt miệng”, cả bọn cùng nhau hái dái mít chấm muối ớt ăn ngon lành. Có đứa “hít hà…” bởi vị chát lẫn chua từ dái mít hòa cùng vị cay mặn của muối ớt.

Phảng phất vị quê hương

Phảng phất vị quê hương
Ăn cùng bánh đa giòn rụm

Khi kể đến món ăn từ quả mít thì không thể kể thiếu món nộm. Mít non cắt thành khoanh tròn trong thau nước rồi gọt bỏ vỏ và cùi, xắt thành khối cỡ bằng cổ tay người lớn, rửa sạch, vớt ra rổ cho ráo nước. Dạo quanh vườn nhà hái mớ rau thơm, rửa sạch. Sau đó, cho mít vào nồi hấp cách thủy đến chín đều thì nhấc xuống, chờ nguội xé sợi vừa ăn. Tiếp đến, hòa tan gia vị gồm muối hầm, đường cùng nước cốt chanh rồi cho vào trộn đều với mít. Thêm ít tiêu xay nhuyễn, đậu phộng rang giã dập và rau thơm lên trên là đã có món nộm dân dã đượm đà vị quê.

Đĩa nộm với màu trắng của mít non cùng màu xanh từ rau thơm, điểm thêm màu vàng của đậu phộng rang như gọi mời. Vị béo từ đậu phộng rang lẫn hương thơm của rau hòa cùng vị mặn, ngọt, chua, cay của nước cốt chanh và gia vị thấm trong mít non ngon khó gì sánh bằng. Bữa cơm gia đình thêm phần rôm rả với món nộm phảng phất hương vị làng quê. Nộm mít thêm ngon khi ăn kèm bánh tráng nướng chín (ảnh) giòn tan trong miệng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *