Tìm hiểu về công cuộc tu bổ và phục chế điện Thái Hòa tại Đại Nội

Điện Thái Hòa

Người dân hiện nay được học hỏi và tìm hiểu về những đặc điểm trong phong cách sinh hoạt của ông bà tổ tiên ngày xưa là nhờ vào những dấu tích được lưu lại song song cùng với thời gian. Đặc biệt những khu di tích mang tính lịch sử trong đại như hoàng thành, cung điện, lầu cát,… đều là những “tư liệu” dùng để nghiên cứu và học hỏi tốt nhất cho con cháu thời nay. Để bảo tồn cũng như lưu giữ những di tích này tồn tại càng lâu dài và nguyên vẹn nhất cần phải có sự đầu tư về nguồn lực và những đội ngũ có kinh nghiệm trong việc phục chế và tạo dựng. Mới đây, một tin vui được ghi nhận khi điện Thái Hòa tại Huế đã được phục dựng gần như nguyên vẹn cả công trình.

Đây là một bước tiến lớn trong công cuộc bảo quản và tuyên truyền, phổ biến rộng rãi văn hóa – lịch sử dân tộc một cách chân thực qua những dấu tích còn lưu lại đến ngày nay. Nếu bạn cảm thấy hứng thú với điện Thái Hoài tại Huế, cùng chúng tôi khám phá công trình này ngay nào.

Phục chế và tu bổ công trình điện Thái Hòa tại Huế

Là nơi diễn ra nhiều nghi thức trọng đại
Điện Thái Hòa là nơi diễn ra nhiều nghi thức trọng đại

Đối với đề nghị thẩm định Dự án bảo tồn, tu bổ tổng thể di tích Điện Thái Hòa, Đại Nội, tỉnh Thừa Thiên Huế của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch yêu cầu đơn vị bảo tồn phải phục hồi tối đa nguyên vẹn công trình. Theo đó, Dự án bảo tồn, tu bổ tổng thể di tích Điện Thái Hòa, Đại Nội bao gồm bảo quản, tu bổ bộ khung gỗ, hệ mái, nền và tường Điện Thái Hòa. Và bảo quản, tu bổ, phục hồi các thành phần trang trí và nội thất công trình. Tu bổ, gia cường, cân chỉnh sân nền khuôn viên Điện (sân Đại Triều Nghi); lan can và hệ thống tường kè chắn đất. Tôn tạo vườn cây, tiểu cảnh, hệ thống hạ tầng kỹ thuật.

Bảo tồn những mẫu kiến trúc của điện

Đối với nội dung tu bổ Điện Thái Hòa, Bộ lưu ý bảo tồn tối đa các cấu kiện gỗ. Thực hiện biện pháp bảo quản đối với các cấu kiện gỗ còn tốt. Gia cố tu bổ đối với các cấu kiện gỗ bị hư hỏng một phần. Chỉ thay thế (hạn chế) đối với các cấu kiện gỗ đã hư hỏng hoàn toàn. Đồng thời, lựa chọn và chỉ định rõ trong hồ sơ một số cấu kiện gỗ cổ; cũ (như cột, xà…) có sơn thếp còn khá nguyên vẹn về màu sơn để bảo tồn. Và làm mẫu khi sơn phục hồi các cấu kiện, bộ phận kiến trúc gỗ của công trình.

Cố hết khả năng giữ lại nguyên vẹn các chi tiết của điện

Toàn cảnh
Toàn cảnh điện Thái Hòa

Tiếp tục sưu tầm tư liệu để bổ sung cơ sở khoa học cho việc phục hồi nền lát gạch hoa tại hai gian đầu hồi. Giữ gìn tối đa nguyên vẹn các chi tiết trang trí đắp vẽ trên mái. Có giải pháp phục chế nguyên màu sắc của các thành phần trang trí trên mái như cũ… Hết sức thận trọng khi bảo quản; tu bổ các mảng trang trí chạm khắc có các hoa văn, chữ viết. Giữ nguyên vẹn các chi tiết này cả về màu sắc và hình dáng. Tính toán, lựa chọn, đề xuất cụ thể sắc độ màu sơn thếp phục hồi. Đảm bảo hạn chế tối đa việc phải sơn phục hồi lại các cấu kiện sơn thếp cổ; các cửa ván có sơn thếp trang trí rồng, trần gỗ có trang trí…

Đối với nội dung tu bổ khuôn viên Điện (sân Đại Triều Nghi), Bộ yêu cầu bổ sung nguyên tắc các viên đá thay mới lát sân phải bảo đảm đồng chất liệu; hài hòa về màu sắc với các viên đá cũ xung quanh. Tu bổ, gia cố, bảo tồn tối đa các lan can cũ còn khả năng sử dụng… Về việc trồng cây xanh, tiểu cảnh khu vực sân vườn khuôn viên Điện (sân Đại Triều Nghi); Bộ yêu cầu phải dựa trên cơ sở có nghiên cứu tư liệu lịch sử.

Tổng kết

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho biết, đây là những ý kiến của Bộ để UBND tỉnh Thừa Thiên Huế giao cơ quan chức năng hướng dẫn chủ đầu tư chỉnh sửa, bổ sung, hoàn thiện hồ sơ Dự án bảo tồn, tu bổ tổng thể di tích Điện Thái Hòa. Công khai nội dung tu bổ, bảo tồn di tích để tạo sự đồng thuận. Và triển khai các bước tiếp theo theo quy định hiện hành.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *