Vẻ đẹp đơn sơ của cây cầu gỗ dài nhất Việt Nam – Cầu Ông Cọp

Du lịch Phú Yên

Các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ không khỏi khiến du khách choáng ngợp trước vẻ đẹp một bên là biển, một bên là núi với những con đường đẹp bình dị ngợp nắng vàng. Thế nhưng, những công trình đơn sơ mà con người nơi đây xây dựng mới là thứ điểm xuyến thêm cho vẻ đẹp của giải đất miền trung. Cầu Ông Cọp ở Phú Yên đã khiến du khách tham quan cảm thấy thích thú trước vẻ đẹp đơn sơ giữa thiên nhiên. Nối đôi bờ sông Phú Ngân, cầu Ông Cọp không chỉ có giá trị du lịch mà còn phục vụ nhu cầu đi lại của người dân. Nhưng với chất liệu chỉ làm từ gỗ, cây cầu này trở thành cây cầu gỗ dài nhất Việt Nam.

Cây cầu gỗ Ông Cọp đơn sơ nối liền đôi bờ sông Phú Ngân

Một cây cầu thơ mộng nối liền giữa các bến bờ, giảm thiểu nhiều khó khăn cho bà con trong vùng. Một địa điểm đẹp để ngắm nhìn sông nước, một bối cảnh tốt để làm nền cho các bộ phim, nổi bật nhất phải kể tới những thước phim đình đám “Ngày ấy mình đã yêu” được trình chiếu vừa qua.

Cầu Ông Cọp
Cầu Ông Cọp nối liền đôi bờ sông Phú Ngân

Nối liền các thôn phía bắc xã An Ninh Tây (huyện Tuy An) với thị xã Sông Cầu. Cầu Ông Cọp được làm chủ yếu từ gỗ và tre. Duy chỉ có các đinh tán được làm bằng sắt. Vì sở hữu vẻ đẹp mộc mạc nhưng rất hữu tình. Đồng thời nằm ở vị trí rất gần quốc lộ 1A và ghềnh Đá Dĩa (khoảng 8km). Nên cây cầu này được nhiều phượt thủ lựa chọn là điểm dừng chân lý tưởng. Ở đây có vô vàn góc chụp hình thuộc hàng “tuyệt phẩm”. Tuy nhiên đẹp nhất vẫn là lúc hoàng hôn xuống. Khi ánh nắng chiếu lên những chân cầu trải dài trên mặt sông. Khiến chiếc cầu gỗ càng trở nên ảo diệu.

Du lịch Phú Yên có rất nhiều con vịnh nhỏ nối liền nhau. Chạy dọc theo chiều dài bờ biển. Địa hình phức tạp đã tạo nên những đầm, phá nằm xen lẫn phần đất liền. Khiến giao thông đường bộ nhiều nơi bị cách trở. Chính vì thế mà người dân tại đây thường góp tiền xây dựng những cây cầu “dã chiến” để thuận tiện hơn trong việc đi lại.

Cầu Ông Cọp – Cây cầu gỗ dài nhất Việt Nam

Trong số những cây cầu gỗ ấy, cầu Bình Thạnh là đặc biệt hơn cả. Vì được mệnh danh là “cầu gỗ dài nhất Việt Nam”. Với chiều dài khoảng gần 400m. Từ quốc lộ 1A, rẽ ra hướng biển khoảng hơn 100m sẽ gặp cầu Ông Cọp. Cầu bắc qua cửa sông Bình Bá (đổ ra cảng Tiên Châu). Nhìn từ xa, cây cầu trông mỏng manh, nhỏ bé giữa một vùng nước mênh mông. Thông ra khu vực đầm Ô Loan.

Trên đầu cầu có một chòi canh, mỗi lượt khách qua cầu sẽ phải trả phí khoảng 3.000-5.000 đồng. Tùy vào số lượng người và hàng hóa. Nhiều người tận dụng con đường tắt này để rút ngắn thời gian tiếp cận ghềnh Đá Dĩa – một thắng cảnh tuyệt vời khác của tỉnh Phú Yên.

Cầu gỗ Ông Cọp
Cầu gỗ Ông Cọp là cây cầu gỗ dài nhất Việt Nam

Cầu gỗ Ông Cọp chỉ thiết kế dành cho người đi bộ và xe máy sử dụng. Với vật liệu chủ yếu bằng gỗ và tre, mặt và trụ cầu được làm hoàn toàn từ gỗ ván. Trong khi đó, thành cầu chỉ nối với nhau bằng những thanh tre già. Dưới chân cầu luôn có những đống gỗ phi lao chất sẵn, khi có tấm ván nào hỏng thì sẽ được sửa ngay lập tức.

Cầu Ông Cọp làm từ gỗ những vẫn bám trụ với thời gian

Mặt và trụ cầu được làm hoàn toàn từ gỗ ván. Trong khi đó, thành cầu chỉ nối với nhau bằng những thanh tre. Tuy không đảm bảo độ an toàn nhưng vì sự tiện dụng của nó, nhiều người vẫn đi lại qua chiếc cầu này.  Cây cầu gỗ hiện lên mộc mạc, nên thơ giữa khung cảnh ráng chiều rực rỡ của vùng đất “hoa vàng trên cỏ xanh”. Liệu phượt thủ nào có thể dửng dưng trước cảnh sắc hữu tình này?  Bề mặt cầu chỉ rộng khoảng 1,5-1,8m và các thanh gỗ được xếp xen kẽ, thỉnh thoảng lại bị hụt tạo nên các khoảng trống sẽ là thách thức cho các phượt thủ muốn chinh phục hết chiều dài của cây cầu kỷ lục.

Hiện nay, cầu Ông Cọp là một trong những cây cầu gỗ hiếm hoi còn lại của tỉnh Phú Yên. Thế nên, vì lo sợ một ngày không xa cây cầu sẽ bị “xóa sổ”, nhiều phượt thủ đã nhanh chân tìm đến và ghi lại những khoảnh khắc cùng các trải nghiệm khó quên tại nơi này. Từ cầu Ông Cọp, bạn cũng có thể dễ dàng đi đến một số thắng cảnh, địa điểm tham quan nổi tiếng của tỉnh Phú Yên như ghềnh Đá Dĩa, đầm Ô Loan, thị xã Sông Cầu, nhà thờ Mằng Lăng…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *