Giới trẻ thể hiện tình yêu và mong muốn phục dựng cổ phục Việt

Đám cưới

Hiện nay khi lướt mạng xã hội, mọi người sẽ rất dễ để trông thấy một video mặc Hán phục của Trung Quốc, Hanbok của Hàn Quốc hay Kimono của Nhật Bản. Có thể nói các nước trên đang làm rất tốt việc truyền bá văn hóa của đất nước và dân tộc của chính họ đến với bạn bè năm châu, khắp nơi trên thế giới bằng cách trực tiếp hay gián tiếp trên các phương tiện truyền thông. Và bây giờ, ngay chính tại Việt Nam, giới trẻ cũng vô cùng hào hứng và hưởng ứng sự phục dựng và phát triển cổ phục Việt. Họ cũng chính là những người có niềm yêu thích và ước mơ muốn lan tỏa văn hóa Việt đến với các thế hệ trẻ tại Việt Nam.

Việc này cũng một phần vì mục tiêu một ngày nào đó cổ phục Việt cũng có thể phát triển và có chỗ đứng vững vàng trên thế giới. Tại sao không khi cổ phục Việt vô cùng đẹp và sang trọng, cho dù là giá trị truyền thống văn hóa hay giá trị thẩm mỹ thì cổ phục Việt Nam đều có thể “cân” hết vô cùng dễ dàng. Nếu bạn có hứng thú, cùng chúng tôi tìm hiểu cổ phục Việt qua bài viết dưới đây nhé.

Xu hướng phục dựng cổ phục Việt

Xu hướng mặc cổ phục không chỉ hấp dẫn người trẻ mà còn thu hút nhiều người lớn tuổi bởi sự tiện lợi và thoải mái cùng ý nghĩa truyền thống đằng sau đó. Vài năm trở lại đây, ngày càng có nhiều bạn trẻ quan tâm đến văn hóa truyền thống như lịch sử triều đại, nghi lễ thưởng trà theo cung đình xưa, ý nghĩa của các biểu tượng văn hóa cổ… Riêng chương trình cổ phục với từng kiểu dáng, đường thêu, họa tiết hoa văn cổ là được giới trẻ ủng hộ và hào hứng nhất.

Cổ phục Việt Nam
Cổ phục Việt xuất hiện ngày càng nhiều

Và tại phiên thảo luận của Quốc hội về các Báo cáo công tác nhiệm kỳ 2016-2021 của Chủ tịch nước, Chính phủ mới đây, nhiều đại biểu quốc hội đã đề nghị đưa áo dài ngũ thân nam làm lễ phục thay comlpe và yêu cầu có luật về nghi lễ, quốc phục, quốc hoa để nam giới và nữ giới đều mặc áo truyền thống, kế thừa truyền thống của cha ông.

Những chiếc áo mang nét đẹp văn hóa truyền thống Việt

Chị Trần Thị Thùy Linh ở quận Đống Đa, Hà Nội đang giới thiệu với nhiều bạn trẻ mẫu trang phục cưới của vua chúa triều đại nhà Nguyễn. “Những mẫu trang phục mình mang đến đây là những mẫu trang phục cưới của triều nhà Nguyễn. Có các bộ long bào, phượng bào là trang phục cưới dành cho vua chúa. Ở đây mình còn có áo nhật bình đi cùng áo tấc hoặc bộ đôi áo tấc đỏ. Đây là những trang phục mà giới trẻ bây giờ rất quan tâm. Bên mình đang giới thiệu lại những truyền thống của dân tộc mình” – Chị Trần Thị Thùy Linh cho biết.

Không chỉ tự tìm hiểu sách báo tài liệu cổ để đưa ra mẫu trang phục đúng quy cách, kiểu dáng triều Nguyễn, những bạn trẻ làm việc tại Ỷ Vân Hiên như Trần Thị Thùy Linh còn trình diễn nhiều nghi thức truyền thống tại các ngày lễ Tết ở Hoàng Thành Thăng Long Hà Nội. Nhằm phục dựng lại những nghi lễ xưa để giới thiệu rộng khắp hơn tới khán giả.

Áo tấc
Thiếu nữ duyên dáng diện áo tấc

Chiếc áo tấc

Những ý nghĩa ẩn sâu sau mỗi tà áo đã mở ra trào lưu mặc cổ phục cho những người trẻ như chị Nguyễn Thu Hiền. Chị Nguyễn Thu Hiền bày tỏ, “Hiện tại mình đang mặc áo tấc. Áo tấc là một loại lễ phục của áo lộc lĩnh ngũ thân tay chẽn. Áo này thường được mặc vào các dịp trang trọng hoặc ngày lễ theo nghi thức cung đình. Mình chọn tấc gấm xanh hoa đỏ mang chất quý phái của các phu nhân ngày xưa. Vừa đảm bảo sự trọng đại của các nghi lễ. Mình thấy các bạn trẻ bây giờ cũng là nhờ mạng xã hội nữa mà rất quan tâm đến cổ phục. Khi mình mặc trang phục này rất nhiều người đến hỏi về trang phục. Mình thấy rất vui vì giúp được các bạn tiếp xúc với văn hóa nhiều hơn”.

Áo dài ngũ thân

Với họ, được nhìn, chạm vào và mặc những tấm áo dài ngũ thân xưa; luôn đem lại những cảm nhận hết sức mới mẻ. Chị Thùy Linh đã tự may nhiều mẫu áo dài ngũ thân khác nhau để mặc dạo phố, đi chơi cùng gia đình. Không chỉ tiện lợi, thoải mái, dễ mặc, áo dài ngũ thân khiến người mặc như được quay trở lại lịch sử vài trăm năm trước. Hiểu thêm về ý nghĩa từng họa tiết hoa văn để thêm hiểu về yêu dân tộc mình. “Bản thân mình là người trẻ, mình rất có đam mê được mặc những trang phục cổ này. Mình cảm thấy như được sống lại vài trăm năm trước. Mình thấy rất vui và hạnh phúc”.

Ý nghĩa của sự tinh tế và khéo léo trong đạo nghĩa làm người

Cổ phục ngày càng phổ biến
Cổ phục ngày càng phổ biến trong giới trẻ

Không chỉ đem lại sự thuận tiện thoải mái cho người mặc; những trang phục cổ luôn khiến người trẻ hãnh diện; tự hào khi được khoác lên người. Những cổ phục ấy thấm đẫm những ý nghĩa sâu sắc từ bao đời nay. Nó được cha ông gửi gắm qua mỗi biểu tượng; đường thêu, qua những vạt áo ngắn dài khác nhau.

Nhà thiết kế Khang Huy khẳng định: tà áo dài ngũ thân thể hiện sự tinh tế của người xưa. Khi lồng ghép khéo léo đạo nghĩa làm người qua trang phục hàng ngày. “Tà áo ngày xưa có rất nhiều lớp lang chính vì quan điểm sống và lối sống ngày xưa cùng với phong tục tập tục ngày xưa. Tà áo nói lên phong tục, cách sống, phong cách sống và tư duy. Các cụ luôn có xử lý rất tinh tế, khéo léo. Giáo dục con cháu vào cả việc ăn mặc của mình nữa”.

Cải tiến, cách tân để phù hợp với thời đại

Nắm bắt xu hướng ấy, nhiều nhà thiết kế; chủ thương hiệu thời trang đã cho ra mắt nhiều mẫu áo đặc biệt. Vừa mang đậm chất hoài cổ; truyền thống lại giữ được sự tiện lợi, thoải mái. Ngoài những phục trang thêu rồng, phượng; trang phục được dành riêng cho vua chúa triều Nguyễn xưa; chị Nguyễn Thị Hương còn ra mắt nhiều mẫu trang phục dành cho các quan lại, quyền quý. Những tấm áo thêu tỉ mỉ, chi tiết với chất liệu lụa mềm mại; sáng bóng cùng chỉ thêu tinh tế nhất.

“Bên mình phát triển rất mạnh các dòng áo dài dành cho ngày ăn hỏi của các cặp đôi. Xu hướng năm nay các cặp đôi thích chọn cặp áo dài cô dâu chú rể theo phong cách truyền thống. Trên áo thêu hạc và hoa sen mang ngụ ý truyền thống là nhiều may mắn” – chị Nguyễn Thị Hương chia sẻ. Từ những trang phục cổ ấy, người xem nhìn thấy cả một giai đoạn lịch sử đầy thăng trầm với những nét văn hóa truyền thống riêng biệt. Để thêm hiểu, thêm yêu và tự hào về những gì mình đang có.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *