Dấu tích còn lưu lại tại Hoàng thành Thăng Long vừa được khai quật

Điện Kính Thiên

Hoàng thành Thăng Long chính là một nơi chứa đựng vô số tinh hoa văn hóa, lịch sử của Việt Nam từ cổ chí kim. Từ ngàn xưa, kinh thành Thăng Long chính là trái tim của dân tộc, là kinh đô của nước Việt qua bao đời. Đến ngày hôm nay, nơi đây trở thành một địa điểm có ý nghĩa tinh thần cực lớn với người Việt, là điểm đến văn hóa – lịch sử đáng tự hào của dân tộc ta. Sau khi được khai quật, các dấu tích liên quan đến các thời đại lịch sử cũng dần dần mở ra con đường nghiên cứu dễ dàng đầy hứng thú hơn cho các chuyên gia. Vừa rồi, cuộc khai quật phục vụ cho công tác khảo cổ ở chính điện Kính Thiên tại hoàng thành Thăng Long đã tìm được một số dấu tích mới hấp dẫn.

Với nhiều thứ được tìm ra trong cuộc khai quật này mà chúng ta đã có thể có thêm nhiều cơ sở để hiểu thêm về những tinh hoa văn hóa suốt ngàn năm trước của dân tộc Việt. Nếu bạn cảm thấy hứng thú với những dấu tích vừa tìm được thành hoàng thành Thăng Long, hãy theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi nhé.

Công cuộc khai quật khảo cổ tại Hoàng thành Thăng Long

Công cuộc khai quật
Công cuộc khai quật tại điện Kính Thiên 2021

Sáng 22-4, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long – Hà Nội phối hợp Viện Khảo cổ học Việt Nam tổ chức công bố kết quả khai quật khảo cổ Hoàng thành Thăng Long, khu vực chính điện Kính Thiên, năm 2021. Tiếp tục thực hiện cam kết của Chính phủ Việt Nam với UNESCO về bảo tồn, phát huy giá trị Hoàng thành Thăng Long, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long – Hà Nội phối hợp Viện Khảo cổ học tiến hành khai quật thăm dò tại khu vực phía đông bắc di tích nền điện Kính Thiên với tổng diện tích gần 1.000m.

Kết quả khai quật đã tiếp tục làm rõ tầng văn hóa, các di tích, di vật khảo cổ chồng xếp lên nhau. Có niên đại kéo dài từ thế kỷ VII-IX đến thế kỷ XIX-XX. Của các thời kỳ Đại La, Đinh – Tiền Lê, Lý, Trần, Lê sơ, Lê Trung hưng, Nguyễn. Đánh giá sơ bộ kết quả khai quật thăm dò khu vực chính điện Kính Thiên năm 2021, các nhà khoa học cho biết, trong các tầng văn hóa phát hiện tại cuộc khai quật lần này. Đáng chú ý nhất là các hiện vật thuộc thời Trần, Lê và và Lê Trung hưng.

Những dấu tích cụ thể được khai quật

Vật được khai quật
Vật được khai quật trong công cuộc khảo cổ năm 2021

Lần đầu tiên tại Hoàng thành Thăng Long; các nhà khoa hoc tìm thấy một dấu tích kiến trúc rất độc đáo thời Trần. Đó là một dấu tích kiến trúc tròn đường kính hơn 5m. Chung quanh có dấu tích cống ngầm và lớp văn hóa dày đặc gạch, ngói. Và dấu tích cháy, vỏ nhuyễn thể biển. Cạnh đó, là một chậu đất nung trang trí rất đẹp. Có đường kính lên tới 1,2m.

Bước đầu, các nhà khoa học đánh giá, có thể là một trang trí tiểu cảnh. Hoặc dấu tích kiến trúc liên quan tâm linh. Tiêu biểu cho các hiện vật thời Lê là mảnh mô hình kiến trúc tráng men xanh thời Lê sơ. Mô hình này thể hiện khá tỉ mỉ kết cấu đấu củng ở hiên nhà; cách lợp bộ mái âm dương và phần đầu dư chạm rồng…

Dấu tích kiến trúc thời Lê Trung hưng rất phong phú. Gồm: Vườn hoa cây cảnh, ngòi nước, kiến trúc dài kiểu hành lang. Đến móng tường, cống nước, đường đi, sân gạch. Và đặc biệt là một giếng nước bằng đá sâu 6,56m. Được xây lắp khẩu giếng đá chạm khắc công phu. Trong đó, phần ngòi nước đã từng phát hiện dài 60m trong các cuộc khai quật trước đây. Hiện tiếp tục phát hiện một đoạn tiếp theo, dài 20m.

Tổng kết

Theo các nhà khoa học, chuyên gia; các dấu tích kiến trúc và hệ thống di vật đã phát hiện trong cuộc khai quật năm 2021 tiếp tục phản ánh diễn biến phức tạp của các di tích lịch sử và văn hóa Thăng Long – Hà Nội dưới lòng đất. Qua đó, đã góp thêm nhiều tư liệu; làm rõ các giá trị to lớn, phong phú, đa dạng. Với ba tiêu chí nổi bật toàn cầu của Di sản Thế giới Trung tâm Hoàng thành Thăng Long. Đồng thời, góp thêm một số tư liệu quý. Nhằm phục vụ việc nghiên cứu khôi phục không gian chính điện Kính Thiên thời Lê.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *