Khám phá những điều thú vị trong văn hóa trà đạo

Khám phá những điều thú vị trong văn hóa trà đạo

Nhật Bản là một đất nước nổi tiếng về sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, không chỉ vậy nó còn chứa đựng nhiều nền văn hóa lịch sử lâu đời mà không một quốc gia nào sở hữu được. Và một trong những nền văn hóa nổi tiếng chính là trà đạo. Văn hóa trà đạo xuất hiện lần đầu tiên vào thế kỷ thứ 12 bắt nguồn từ loại trà matcha của Trung Quốc. Bài viết dưới đây sẽ cho các bạn hiểu rõ hơn về nét văn hóa đặc sắc này của đất nước mặt trời mọc.

Văn hóa trà đạo

Mặc dù là một đất nước có nền kinh tế, khoa học kĩ thuật phát triển vào hạng bậc nhất trên thế giới. Nhật Bản vẫn luôn cố gắng duy trì những nét truyền thống văn hóa độc đáo của dân tộc mình. Trong đó điển hình là môn trà đạo. Với những nét tinh tế, cầu kì trong việc chế biến và thưởng thức, trà đạo vẫn mãi giữ được cái hồn thanh tao của mình. Và xứng đáng được cả thế giới ngưỡng mộ khi nhắc đến Nhật Bản.

Theo các nghiên cứu lịch sử, trà đạo xuất hiện vào khoảng thứ kỉ thứ 12. Có nguồn gốc từ loại bột trà matcha của Trung Quốc du nhập vào Nhật. Và dần trở thành thức uống của các bậc quyền quý. Chính vì thế, việc chế biến và thưởng thức trà đạo phải tuân thủ theo rất nhiều những nguyên tắc chặt chẽ. Được quy định bởi tầng lớp thống trị bấy giờ là các võ sĩ samurai. Sau đó, trà đạo được phát triển, hoàn thiện hơn bởi nhà sư Sen no Rikyu. Nên loại hình nghệ thuật này có pha lẫn cả tinh thần thiền của Phật Giáo.

Văn hóa trà đạo
Trà đạo xuất hiện vào khoảng thứ kỉ thứ 12

Đối với người Nhật, việc uống trà không chỉ đơn thuần mang tính chất giải khát. Mà cao hơn thế là cả một nét văn hóa đặc sắc. Giúp củng cố tinh thần và bồi dưỡng sức khỏe con người. Do đó, vị ngon của trà không quá quan trọng, nhưng yếu tố được chú trọng hàng đầu là không gian và tinh thần khi thưởng trà. Thế nên, các buổi tiệc trà đạo thường được tổ chức trong một bầu khí yên bình và ngập tràn hương sắc của thiên nhiên. Cùng vị chủ nhà trong bộ kimono truyền thống, nhẹ nhàng và lễ độ đón tiếp khách.

Quy trình pha chế

Quy trình pha trà đúng theo phong cách Nhật phải trải qua những công đoạn cực kì cầu kì và tỉ mỉ. Việc đầu tiên là đun nước (khoảng 60oC) để tiến hành tráng ấm chén và bỏ trà vào. Tiếp theo, dùng gáo gỗ múc nước nóng từ nồi đang đun đổ vào ấm trà để hãm trong một vài phút. Sau cùng, trà sẽ được chiết sang bình chuyền để phục vụ khách thưởng thức.

Khi rót trà, người Nhật tuân theo những nguyên tắc nhất định để đảm bảo tính thẩm mỹ. Và thể hiện sự tôn trọng đối với khách. Một trong những lưu ý hàng đầu của trà đạo là không được rót đầy tách trong một lần. Nhưng phải thực hiện việc chêm trà dần dần theo thứ tự. Ví dụ: trong khay có 5 tách, chúng ta sẽ tiến hành rót trà từ tách 1 đến tách 5. Và sau đó là vòng ngược lại cho đến khi lượng trà trong tách đã vừa dùng.

Cách thưởng thức trà đạo

Cung cách thưởng trà cũng là vấn đề nghiêm ngặt, đòi hỏi khách phải hết sức chú ý. Trước khi dùng trà, khách sẽ phải cúi đầu chào những người trong bàn cách cung kính. Sau đó nâng tách trà lên, xoay 3 vòng theo chiều kim đồng hồ rồi uống từng ngụm một. Khi đã uống xong, khách lại từ từ xoay tách 3 vòng ngược lại. Để trả về vị trí cũ rồi nhẹ nhàng đặt tách xuống. Sau buổi tiệc trà, mọi người sẽ kính cẩn chào nhau rồi mới lần lượt ra về.

Cách thưởng thức trà đạo
Cung cách thưởng trà cũng là vấn đề nghiêm ngặt

Trong buổi tiệc trà, người Nhật cũng thường dùng kèm loại bánh wagashi. Để làm tăng vị ngon khi thưởng trà. Chính vị ngọt thanh của bánh đi kèm với vị đắng của trà sẽ tạo nên một hương vị rất riêng, giúp mang đến cảm nhận nhẹ nhàng và độc đáo cho người thưởng trà.

Trà đạo – Một nét văn hóa vô cùng tinh tế của xứ sở hoa anh đào. Qua đó, chúng ta còn được chiêm ngưỡng nét thanh cao. Nhưng lại vô cùng khiêm nhường của dân tộc Nhật. Đồng thời với nghệ thuật cầu kì này, tính cách tỉ mỉ luôn hướng đến sự hoàn hảo của người Nhật. Được thể hiện cách cụ thể và sinh động. Rất đáng để nhiều dân tộc khác ngưỡng mộ và noi theo.

Những điều cấm kị

Trong nghệ thuật trà đạo Nhật Bản, điều “cấm kị” khi rót trà là không bao giờ rót trà cho khách một lần đầy tách rồi rót tiếp cho người khách kế tiếp. Bởi điều này sẽ dẫn tới sự khác biệt về độ đậm nhạt của nước trà trong mỗi tách. Cũng như không đều về lượng trà trong mỗi tách. Do đó, tất cả các tách của khách đều được đặt trong khay trà rồi rót theo thứ tự 1, 2, 3, 4… Rót lần đầu khoảng 30ml (cho mỗi tách, cỡ lớn 70 ml). Sau đó rót lần thứ hai với thứ tự ngược lại 4, 3, 2,1 mỗi lần khoảng 20ml (sao cho mỗi tách có tổng cộng 50ml nước trà). Nếu còn dư chút ít trong bình, nên phân đều cho các tách. Sau đó mới đưa mời khách.

Những điều cấm kị
Người Nhật thường ăn kèm một vài loại bánh ngọt khi thưởng trà

Người Nhật thường ăn kèm một vài loại bánh ngọt khi thưởng trà. Để làm gia tăng hương vị của trà. Loại bánh được sử dụng để ăn kèm với trà đạo Nhật Bản nhiều nhất là wagashi. Vị ngọt thanh của wagashi hòa quyện cùng vị đắng của trà xanh. Tạo nên một vị khó tả, nhẹ nhàng lâng lâng khó có thể kiếm được ở bất kỳ món ẩm thực nào. Một lưu ý nữa là phải ăn hết bánh trong miệng rồi mới uống trà. Không nên vừa ăn vừa uống, có thể mới cảm nhận hết được hương vị độc đáo khi thưởng thức trà đạo Nhật Bản.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *