Tìm hiểu văn hóa uống rượu soju nổi tiếng của Hàn Quốc

Tìm hiểu văn hóa uống rượu soju nổi tiếng của Hàn Quốc

Rượu soju là một loại thức uống nổi tiếng của xứ sở kim chi được rất nhiều thế hệ ưa chuộng. Nó đã trở thành một nét văn hóa lâu đời truyền từ đời nay sang đời khác. Trong các bộ phim truyền hình thì dường như xuất hiện nhiều cảnh người ta thường ngồi quây quần với nhau để cùng uống những ngụm rượu và tâm sự. Bài viết dưới đây sẽ bật mí cho các bạn nguồn gốc ra đời của loại rượu này và phong cách uống rượu của người Hàn Quốc có gì đặc sắc nhé.

Rượu Soju xuất hiện từ khi nào?

Rượu Soju xuất hiện từ rất lâu về trước. Theo tài liệu ghi chép lại thì nó bắt đầu xuất hiện khi lãnh thổ của Hàn Quốc vị người Mông Cổ chiếm đóng. Người Mông Cổ đã dùng bí quyết sản xuất rượu của người Arak Ba Tư và tiến hành chưng cất Soju ở một vài vùng tại hàn quốc. Nhưng sau này, các nhà máy sản xuất rượu Soju mọc lên ở nhiều nơi và rượu cũng dần trở nên phổ biến hơn.

Qua thời gian, hương vị rượu Soju cũng đã có nhiều thay đổi. Nó cũng dần trở nên dịu nhẹ, mang hương vị đặc trưng và thơm ngon hơn. Ngay từ đầu, theo kỹ thuật chiếm đóng được của người Arak thì rượu Soju được làm hoàn toàn từ gạo hay các loại ngũ cốc như: Lúa mì, khoai lang, lúa mạch…

Đồng thời, các nhà sản xuất rượu Soju cũng không được tạo ra các loại Soju có nồng độ cồn lớn hơn 35%. Chính vì vậy ngày nay rượu Soju có nồng độ cồn thấp. Nguyên liệu để làm cũng có nhiều thay đổi. Sở dĩ rượu Soju có độ trong và không gây độc tố cho cơ thể. Là vì nó đã được lọc qua một lớp than tre. Rượu Soju phù hợp dùng cho cả nam và nữ. Và có thể pha thành các loại thức uống giải khát.

Rượu Soju xuất hiện từ khi nào?
Rượu Soju xuất hiện từ rất lâu về trước

Bắt nguồn từ đâu?

Nhắc đến rượu soju là người ta nghĩ ngay đến Hàn Quốc. Là thứ không thể thiếu được trong đời sống tinh thần của người Hàn. Cùng tìm hiểu tại sao loại rượu này lại đặc biệt đến thế? Và rượu soju có ý nghĩa như thế nào trong văn hóa Hàn Quốc.

Vào khoảng năm 1300, Soju được chưng cất lần đầu tiên – khi Hàn Quốc vẫn bị Mông Cổ chiếm giữ. Nơi sản sinh ra Soju chính là thành phố Gaesung, sau đó hàng trăm, hàng nghìn xưởng rượu được xây dựng toàn quốc. Ngày nay, Soju đã có những sự ổn định về hương vị thanh dịu, thu hút đông đảo thực khách.

Là một loại rượu truyền thống của người Hàn, Soju có thành phần chính từ gạo. Chính vì thế, Soju hay bị nhầm lẫn với rượu gạo nhưng trên thực tế, rượu gạo là Cheongju, gần giống với sake của Nhật Bản. Tuy nhiên, ngày này, Soju cũng được kết hợp làm từ gạo cũng như các thành phần khác như lúa mạch, lúa mì, khoai lang hoặc bột sắn. Nồng độ cồn của Soju thường dao động từ 18% đến khoảng 40% – loại 19% là phổ biến nhất.

Văn hóa sinh hoạt của người Hàn Quốc và rượu Soju

Nếu bạn đã từng theo dõi nhiều bộ phim Hàn Quốc. Thì chắc không lạ lẫm gì với hình ảnh những người Hàn ngôi uống Soju tại những quán vỉa hè. Đây chính là một nét văn hóa đặc trưng của Hàn Quốc. Đối với họ, Soju đợc xem như quốc hồn quốc túy, là một loại rượu gắn liền với truyền thống. Thăng trầm của người Hàn. Tìm hiểu về văn hóa uống rượu Hàn Quốc cũng là một cách để bạn khám phá văn hóa truyền thống của xứ sở kim chi nhanh nhất!

Văn hóa sinh hoạt của người Hàn Quốc và rượu Soju
Uống Soju họ sẽ tăng thêm sự gắn bó, tâm sự, khăng khít, hiểu nhau hơn

Người Hàn ít khi uống Soju một mình mà họ thường uống cùng nhau thành từng cặp hoặc từng nhóm. Chính vì thế, uống Soju họ sẽ tăng thêm sự gắn bó, tâm sự, khăng khít, hiểu nhau hơn. Còn nếu như bạn uống 1 mình có nghĩa là bạn đang cô đơn đó! Người Hàn không bao giờ tự rót rượu vào chén của mình. Bởi chính vì thế, họ thường rót cho người khác thì sau đó mới rót vào ly của mình. Và điều này được giải thích một cách rất hài hước rằng: “Nếu một người tự rót rượu cho mình thì sẽ lấy một người vợ không xinh đẹp.”

Cách thưởng thức

Họ không bao giờ rót rượu vào 1 ly nếu ly đó chưa được uống cạn. Khi người bạn rượu của họ uống hết, họ rất hăng hái rót tiếp nhưng nếu ly chưa uống cạn thì họ sẽ không thích làm việc đó đâu! Người Hàn còn là những người rất theo phép tắc, lễ nghĩa, kính trọng những người lớn tuổi. Vì thế, nếu được người bề trên rót rượu, những người ít tuổi hơn bao giờ cũng phải cầm ly bằng 2 tay. Và ngược lại, khi rót rượu cho người bề trên thì phải cầm chai và rót bằng 2 tay. Từ những điều rất nhỏ nhưng người Hàn vẫn có duy trì tập tục, thói quen ấy của mình.

Cách thưởng thức
Khi rót rượu cho người bề trên thì phải cầm chai và rót bằng 2 tay

Người Hàn thường hay nói “One shot” có nghĩa là “cạn chén”. Họ sẽ cần xoay lưng lại sang ngang rồi mới được uống bởi việc uống cạn một hơi. Trước mặt người lớn thể hiện một thái độ không tôn trọng. Còn với những nhóm bạn trẻ, họ có những cách uống rượu đa dạng và trẻ trung hơn. Ví dụ như khi uống cạn, họ thường dốc ngược cốc trên đầu để chứng minh mình đã uống hết. Hay uống “ly chồng ly” có nghĩa là những ly rượu nhỏ hơn được đặt trong những cốc lớn và sẽ uống cạn.

Đối với người Hàn, họ rất thích lê la những quán rượu vỉa hè vào dịp đông lạnh đặc biệt là dân công sở. Bởi đối với họ, uống rượu cùng nhau, họ sẽ trở nên thân thiện và gần gũi hơn. Cũng chính là một cách giao tiếp hiệu quả với đối tác.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *