So sánh sự khác nhau về văn hóa cà phê của hai miền Nam Bắc

So sánh sự khác nhau về văn hóa cà phê của hai miền Nam Bắc

Cà phê được xem là một loại thức uống phổ biến ở tất cả mọi nơi của Việt Nam từ Nam ra Bắc ai ai cũng đã từng một lần thưởng thức nó. Và dường như việc uống cà phê đã trở thành một thói quen trong đời sống hàng ngày của người dân. Nhưng thực tế mỗi một vùng miền sẽ có những cách thưởng thức và cách pha chế khác nhau để phù hợp nhất với khẩu vị của người dùng. Và bài viết dưới đây sẽ cho chúng ta khám phá những đặc sắc trong văn hóa uống cà phê ở TPHCM và Hà Nội nhé.

Sự khác nhau

Sài Gòn và Hà Nội là hai thành phố lớn của Việt Nam. Ở cả hai nơi này đều có những nét đẹp rất riêng về văn hóa. Trong đó không thể không kể đến văn hóa cà phê. Tuy nhiên, văn hóa cà phê ở hai thành phố cách nhau khoảng 1730 km có nhiều điểm khác nhau. Dưới đây hãy cùng điểm qua những khác biệt đó.

Người Sài Gòn đã quá quen thuộc với cà phê sữa đá. Hương thơm dịu ngọt và một chút đắng giống như cách sống của người Sài Gòn vậy. Có lúc thăng, có lúc trầm, có lúc giang hồ thị phi không thiếu, có lúc lại đong đầy tình cảm. Ngoài cà phê sữa đá, cà phê đen đá chất lừ là thức uống ưa thích của đàn ông ở đây. Vị đắng của cà phê đen trở thành thức uống gây ghiền. Lâu dần thành thói quen nên nhiều người sống ở Sài Gòn chỉ chọn cho mình mỗi cà phê đen đá.

Sự khác nhau của cà phê TPHCM và Hà Nội
Người Sài Gòn đã quá quen thuộc với cà phê sữa đá

Ngoài ra, giới trẻ như học sinh, sinh viên, trí thức trẻ Sài Gòn thích uống những loại cà phê độc đáo. Mang đậm phong cách Ý như cà phê cappucinno, cà phê latte. Đó là những loại cà phê nổi bọt sữa trông vô cùng đẹp mắt.

Ở Hà Nội, loại cà phê yêu thích thường là cà phê không cho nhiều sữa. Nếu bạn gọi bạc xỉu tại một quán cà phê bất kỳ ở Hà Nội có thể sẽ trở thành một điều lạ lẫm. Đặc biệt, cà phê trứng được xem là đặc sản giữa lòng thủ đô Hà Nội. Đó là thức uống ngon, lạ mà nếu có dịp đặt chân đến đây bạn cũng nên thử uống qua một lần.

Thời gian uống khác như thế nào?

Ở Sài Gòn dường như bất kể lớn bé, mọi tầng lớp, mọi lứa tuổi. Từ người già đến người trẻ đều uống cà phê. Cũng có thể nói rằng Sài Gòn không kén đối tượng thưởng thức. Cà phê cùng bạn bè, gia đình, người yêu đã trở thành thói quen ngày qua ngày của người bản địa. Và dân các nơi đến đây sinh sống.

Thời gian uống khác như thế nào?
Sài Gòn họ có thể uống cà phê vào bất cứ thời điểm nào trong ngày

Về Hà Nội, người thưởng thức giới hạn hơn. Thường những bậc cao niên, giới doanh nhân sẽ thích cà phê hơn cả. Không phải vì cà phê Hà Nội không ngon bằng mà có thể văn hóa uống trà ngày xưa thường thấy ở người có tuổi tại đây đã được thừa kế. Khi cà phê xuất hiện và phổ biến dần. Nhịp sống ở Sài Gòn dường như có phần hối hả hơn nên có khi họ ngồi cà phê không quá lâu. Riêng người Hà Nội, thông thường mỗi lần uống cà phê là họ ngồi lâu ở đó. Với nhiều câu chuyện khác nhau.

Với người Sài Gòn họ có thể uống cà phê vào bất cứ thời điểm nào trong ngày. Kể cả sáng sớm, trưa nắng hay tối muộn. Tuy nhiên, cà phê buổi sáng vẫn được nhiều người Sài Gòn thích thú nhất. Còn người Hà Nội chọn uống cà phê vào buổi tối hẹn hò hoặc thi thoảng vào những buổi sáng se lạnh. Nắng nhẹ lên cao và ngồi đàm đạo bên ly cà phê.

Những đặc điểm của nền văn hóa cà phê

Có thể nói văn hóa cà phê Sài Gòn là sự giao thoa của nhiều nền văn hóa cà phê khác nhau trên thế giới. Quán cà phê vì vậy cũng đa dạng về phong cách. Từ hoài cổ đến hiện đại, giản đơn đến huyền bí. Nhiều quán cà phê còn lựa chọn chủ đề nhất định để kinh doanh. Như cà phê thú cưng, cà phê sách, cà phê sân vườn,… Hoặc đơn giản chỉ là một quán cà phê nhỏ ở vỉa hè, cà phê bệt nơi công viên

Những đặc điểm của nền văn hóa cà phê
Quán cà phê vì vậy cũng đa dạng về phong cách.

Cách gọi cũng khác…

Khi bước chân vào quán, người Sài Gòn muốn uống cà phê pha chút sữa. Họ sẽ gọi cà phê sữa đá, bạc xỉu hoặc cà phê sữa tươi. Dĩ nhiên cả ba loại đều có mức độ đậm nhạt khác nhau. Cà phê sữa đá được xem như một nét khó quên trong lòng những ai yêu hương vị cà phê. Đến nỗi khi đi xa cứ vương vấn mãi.

Riêng người Hà Nội, họ gọi món cà phê pha sữa là cà phê nâu. Đó là loại cà phê sữa đặc, không uống đá và nhiều cà phê. Nên có vị đắng hơn so với Sài Gòn. Hà Nội hầu như không có bạc xỉu. Nếu lúc nào đó người Hà Nội muốn bắt chước người Sài Gòn gọi một ly như thế. Chắc chắn người đó sẽ bị chủ quán ở Hà Nội xem là “người ngoại đạo”. Từ này hiện nay vẫn chưa phổ biến tại Hà Nội. Dù một số quán cũng bắt đầu cập nhật vào thực đơn thức uống.

Nắm bắt được sự quen thuộc cũng như ý nghĩa của ly cà phê sữa đá tại Sài Gòn và cà phê nâu tại Hà Nội. VinaCafé Chất cho ra đời hai dòng sản phẩm riêng biệt là Hà Nội cà phê nâu và Sài Gòn cà phê sữa đá. Để phù hợp với khẩu vị của từng vùng miền. Đây là sản phẩm được áp dụng công nghệ đột phá. Với cà phê được làm hoàn toàn từ 100% nước cốt đầu tiên của cà phê rang xay nguyên chất. Mang đến cho người dùng ly cà phê sữa đá uống liền đúng chất pha phin kiểu Việt. Chỉ cần thưởng thức qua ly cà phê hòa tan. Cả người Sài Gòn lẫn Hà Nội đều như tìm thấy lại được chính hương vị tại quê nhà của mình.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *