Không thể bỏ qua các món đặc sản Lạng Sơn khi đi du lịch

Không thể bỏ qua các món đặc sản Lạng Sơn khi đi du lịch

Đặc sản Lạng Sơn chính là một trong những điểm hấp dẫn du khách tham quan du lịch. Đến với Lạng Sơn, du khách không chỉ được ngắm nhìn núi non hùng vĩ, không gian núi rừng mát mẻ mà còn được thưởng thức các món đặc sản nơi đây. Những món ăn như: thịt lợn quay, vịt quay lá mắc mật, bánh cuốn trứng, khâu nhục hay bánh Coóng phù đều mang một hương vị đặc trưng của ẩm thực Tây Bắc. Du khách nào đã từng thưởng thức những món này chắc chắn sẽ muốn quay lại đây lần nữa. Hôm nay, chúng tôi sẽ cùng các bạn thưởng thức những món ngon nhất Lạng Sơn nhé!

Món thịt lợn quay đậm đà hương vị

Nếu có dịp đến Lạng Sơn, một tỉnh miền núi phía Bắc với những ngọn núi hùng vĩ, cảnh đẹp nên thơ, du khách sẽ bị choáng ngợp bởi vẻ đẹp thiên nhiên như được bảo tồn tại nơi này. Không chỉ có những danh thắng nổi tiếng, Lạng Sơn còn được biết đến với nền ẩm thực vô cùng phong phú và hấp dẫn. Từ món mặn đến món ngọt, món chính đến món ăn vặt, du khách đến đây nhất định phải dành thời gian thưởng thức, khám phá. Đầu tiên phải kể đến món thịt lợn quay được ướp bằng các gia vị đặc trưng của Lạng Sơn.

Để có món lợn quay thơm ngon phải trải qua rất nhiều công đoạn. Sau khi chọn được lợn ngon, người đầu bếp sẽ chế biến và tẩm ướp gia vị. Nguyên liệu tẩm ướp chính gồm lá mắc mật tươi, quả mắc mật, đậu phụ… Ngay cả mật ong để đánh màu cũng phải là loại tốt nhất, nếu không lợn quay khó có thể lên màu đều và đẹp. Lợn quay Lạng Sơn được quay nguyên con, có màu vàng ruộm. Khi ăn sẽ cảm nhận được vị ngọt của thịt, giòn của da lợn. Đặc biệt là mùi thơm không thể lẫn vào đâu được của quả và lá mắc mật.

Món thịt lợn quay đậm đà hương vị
Lợn quay Lạng Sơn thơm mùi lá mắc mật

Món vịt quay lá mắc mật nổi tiếng

Lâu nay, vịt quay mắc mật trở thành món ăn đặc sản xứ Lạng và du khách đến đây không quên thưởng thức món ăn này đầu tiên. Vịt chín da căng bóng, tỏa mùi thơm ngậy của thịt vịt và lá mắc mật. Khi chặt vịt quay, người ta thường khéo léo chắt lại phần nước trong con vịt và trộn thêm các gia vị để chấm vịt thay cho xì dầu hay nước mắm thông thường. Miếng thịt thơm ngào ngạt mang hương vị mắc mật, ngọt ngậy vị mật ong; từng lớp da, mỡ, thịt xen kẽ nhìn thôi đã thấy hấp dẫn.

Món bánh Coóng Phù khá giống bánh trôi

Coóng phù vừa giống bánh trôi, vừa giống bánh trôi tàu. Giống bánh trôi ở phần bột nếp với những viên bột tròn nhỏ xinh, giống bánh trôi tàu ở phần nước đường nâu thơm lừng mùi gừng, lại có dừa, lạc ăn kèm. Có cái tên khá lạ tai nhưng coóng phù khá giống với món bánh trôi nước của người miền xuôi. Loại bánh này có nguồn gốc từ cộng đồng người Tày tại Lạng Sơn. Cách làm coóng phù cũng tương tự như bánh trôi. Người ta dùng gạo nếp xay thành bột nước, nhào cho dẻo. Đặc biệt, bột càng lọc kỹ, bánh càng dẻo dai, không vỡ nát lúc sôi lửa.

Món khâu nhục mang hương vị Tây Bắc

Khâu nhục là món ăn được người Hoa mang tới Việt Nam. “Khâu” nghĩa là hấp chín đến mềm rục, còn “nhục” là thịt. Như vậy, món ăn có thể hiểu nôm na là thịt được hầm nhừ, hấp chín tới mềm rục. Là món ăn có nguồn gốc “ngoại quốc”, sau khi du nhập vào Việt Nam, được người dân tộc Tày, Nùng, chế biến cùng hương liệu địa phương để trở thành đặc sản nổi tiếng ở Lạng Sơn. Người ta thường nấu khâu nhục để thiết đãi khách phương xa hay trong những dịp trọng đại như lễ tết, cưới hỏi.

Món khâu nhục mang hương vị Tây Bắc
Món khâu nhục được nấu vào các dịp đặc biệt

Món bánh cuốn trứng trứ danh

Khi đến với Lạng Sơn, bạn sẽ được thưởng thức món bánh cuốn trứng trứ danh. Cũng được tráng như bột gạo nước nhưng thay vì phần nhân thịt mộc nhĩ thì ở đây người ta lại đập một quả trứng vào giữa nồi hấp rồi đậy nắp vung cho trứng chín hơi, sau đó mới dùng que tre gấp bánh lại và cho ra đĩa. Bên trên dĩa bánh cuốn được rắc chút thịt băm chà nhuyễn có màu vàng nâu hấp dẫn. Nước chấm bánh cuốn có một chút thịt xay khô, thêm rau mùi với nước chấm mỡ hành. Đây cũng là nét đặc biệt của món bánh cuốn xứ Lạng.

Món bánh mì nướng Lạng Sơn

Bánh mì nướng thường có hai loại là bánh có nhân và bánh không nhân. Để hoàn thiện món bánh mì nướng thì phải trải qua 2 công đoạn. Công đoạn đầu tiên là nướng với dầu ăn, sau đó là thêm lớp hỗn hợp dầu hào. Mật ong giúp bánh có màu vàng sánh và thơm ngon. Thứ làm nên vẻ hấp dẫn của món ăn này còn nằm ở nước chấm được chế biến rất đặc sắc. Với vị cay của ớt, vị ngọt của đường, vị chua của quất,…Thế nên người ta thậm chí có thể dễ dàng ăn 2-3 chiếc bánh mì thơm giòn một lúc.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *