Sự thật đằng sau những ly cà phê chồn giá cao ngất ngưỡng

Sự thật đằng sau những ly cà phê chồn giá cao ngất ngưỡng

Cafe chồn là một thương hiệu cà phê đắt đỏ nhất thế giới lần đầu tiên xuất hiện tại Indonesia và được gọi với cái tên Kopi Luwak. Nó được xếp vào hàng cực phẩm trong các loại đồ uống và rất hiếm có. Nguyên nhân của sự đắt đỏ này là do quá trình để có được một hạt cà phê chồn rất là khó khăn phài tách từ phân của con chồn mới có thể sở hữu được. Bài viết dưới đây sẽ cho các bạn hiểu rõ hơn sự thật đằng sau quá trình sản xuất loại cà phê đắt đỏ này nhé.

Sự thật đằng sau

Ai cũng biết cà phê chồn được làm ra từ phân chồn. Nhưng sự thật của ngành cà phê ngày càng phát triển này lại không mấy ai biết được. Cùng Trần Gia tìm hiểu nhé! Có lẽ ít nhiều gì chúng ta cũng từng nghe đến cụm từ “cafe chồn”. Đây vốn là một thứ đồ uống đặc biệt, được xếp vào hàng “xa xỉ phẩm” hiếm có trên thế giới.

Cafe chồn xuất hiện lần đầu tại Indonesia, với tên gọi là Kopi Luwak. Qua thời gian, nhiều quốc gia trên thế giới cũng nắm được phương thức tạo cafe chồn cho riêng mình, tạo nên một ngành công nghiệp mang lại lợi nhuận khổng lồ. Ước tính, 1kg cafe chồn trên thị trường có thể có giá lên tới $1000 (tương đương gần 23 triệu đồng).

Nguồn gốc của cafe chồn

Nhưng nguồn gốc của cafe chồn là từ cái gì? Chắc nhiều người cũng biết rằng tên gọi khác của loại cafe này là “cafe phân chồn”. Và cái tên ấy nói lên tất cả. Hạt cafe chồn chính xác được lấy ra từ phân của loài chồn. Mà cụ thể ở đây là loài chồn vòi đốm – hay chồn hương. Cụ thể thì loài chồn khi ăn quả cafe. Hạt sẽ đi qua dạ dày và bị các enzyme trong ruột tác động. Các enzyme chỉ đủ để bào mòn lớp vỏ bên ngoài hạt và làm lên men, thấm nhẹ vào nhân cafe. Sau đó hạt được thải ra qua đường bài tiết, hay dân dã hơn là khi con chồn… đi “nặng”.

Nguồn gốc của cafe chồn
Hạt cafe chồn chính xác được lấy ra từ phân của loài chồn

Con người Indonesia phát hiện ra loại cafe chồn từ thời kỳ quốc gia này còn đang bị thực dân Hà Lan đô hộ. Khi đó, nông dân bản địa đã bị cấm tuyệt đối không được khai thác cafe vì mục đích cá nhân. Hệ quả, cafe rụng đầy đường mà chẳng ai dám làm gì. Nhưng rồi sau đó, họ nhận ra những con chồn vòi đốm khi ăn cafe sẽ không tiêu hóa được hạt. Và nếu lấy hạt này để chế biến sẽ tạo ra một loại đồ uống thơm ngon hơn hẳn cafe bình thường.

Với những người không biết thì sẽ thấy ghê sợ. Rõ ràng, vì nó chẳng khác gì bạn đang uống một đống… chất thải của chồn cả. Tuy nhiên, số cafe này sẽ phải trải qua quy trình xử lý cực kỳ nghiêm ngặt. Loại bỏ hoàn toàn các yếu tố gây mất vệ sinh. Kèm theo đó là quá trình rang xay với kỹ thuật riêng. Sẽ tạo ra cafe chồn với hương vị “độc nhất vô nhị”.

Câu chuyện đằng sau

Loài chồn hương khá kén ăn, và không phải lúc nào chúng cũng ăn quả cafe. Hơn nữa, loài chồn này khá nhỏ, chỉ xuất hiện vào ban đêm. Đồng thời nơi sinh sống lại ở trong rừng rậm. Thế nên rõ ràng, việc sản xuất cafe theo hứng của lũ chồn không phải là cách để biến nó thành một ngành công nghiệp xa xỉ như ngày nay được.

Đúng như bản chất của kinh doanh, con người phải tìm ra cách tối ưu nhất. Và đó là việc bắt nhốt lũ chồn, cho chúng ăn theo thực đơn của con người. Nhằm tối đa hóa hiệu quả sản xuất. Lũ chồn bị nhốt trong các chuồng nhỏ, chỉ có độc một món là quả cafe trong suốt cả ngày. Vốn là loài vật hoang dã, chỉ quen xuất hiện vào ban đêm. Điều này đã gây ra hậu quả xấu với sức khỏe và đặc biệt là tâm lý của chúng. Một số tỏ ra hung dữ, cắn xé lẫn nhau, tự hoại. Nhiều con chết vì mất máu, số khác bị mất cân bằng dinh dưỡng trầm trọng.

Các trang trại uy tín, họ có cách để đảm bảo tình trạng sức khỏe cho chồn. Nhưng với nhiều cơ sở sản xuất tự phát, điều kiện chăm sóc chồn cũng cực kỳ đơn sơ và không đảm bảo. Sau vài năm, những con chồn năng suất kém sẽ được trả lại tự nhiên. Tưởng như là sự giải thoát, nhưng không, vì hầu hết sẽ chết do sức khỏe đã bị bào mòn sau những năm tháng bị bóc lột.

Vì lợi nhuận mà săn bắt bừa bãi

Đối với những người sành cà phê thì Kopi Luwak của Indonesia ngon hơn và giá thành do vậy cũng cao hơn. Một kg Kopi Luwak có giá khoảng 1300 USD (20 triệu đồng). Tuy nhiên, trong số hàng chục triệu tấn quả cà phê nguyên liệu hằng năm của cả thế giới, chỉ có khoảng 700 kg cà phê chồn tự nhiên và khi chế biến thành phẩm thì chỉ còn lại khoảng 200 kg.

Vì lợi nhuận mà săn bắt bừa bãi
Một kg Kopi Luwak có giá khoảng 1300 USD (20 triệu đồng)

Chính vì vậy, nhằm tăng sản lượng cà phê chồn đắt đỏ này. Vì lợi nhuận, nhiều nhà sản xuất đã săn bắt bừa bãi những con chồn hương hoang dã. Thông qua phương pháp nuôi nhân tạo để thúc đẩy chúng sản xuất phân nhiều hơn. Từ đó thu được nhiều hạt cà phê chồn hơn.

Nhưng chồn hương giống như các loài động vật khác quen sống trong môi trường hoang dã, bản tính thích tự do. Chính vì vậy, khi bị con người bắt nhốt trong chiếc lồng nhỏ hẹp, chất chội, bức bối. Và bẩn thỉu chúng sẽ trở nên cáu kỉnh, rối loạn hành vì. Và thậm chí dẫn đến tuyệt thực.

Những con chồn này phải sống trong kinh sợ, không được ăn uống lành mạnh. Loại động vật ăn tạp về đêm này gần như bị tra tấn về tinh thần, không ngừng gặm nhấm tứ chi. Đến lúc không thể chịu đựng nổi nữa, sinh bệnh và chết. Vì vậy, hãy suy nghĩ trước khi biến thứ gì đó thành kết quả của nền công nghiệp. Và cũng đừng vì chút hương vị đặc biệt mà khiến hàng triệu con thú phải sống trong đau khổ. Hãy ăn thức ăn của chúng ta, và uống những thứ được thiên nhiên ban tặng!

Lời kêu cứu muộn màng

Thương gia Tony Wild là người đã đưa thương hiệu cà phê chồn vào phương Tây từ năm 1991. Sau khi được xuất hiện trên show truyền hình của nữ hoàng MC Mỹ Oprah Winfrey. Sản phẩm cà phê chồn đã trở nên quen thuộc đối với người tiêu dùng trên toàn thế giới.

Lời kêu cứu muộn màng
Một số nước đang kêu gọi tẩy chay cà phê chồn

Nhận thấy sự tàn nhẫn khi kiếm lời một cách tham lam từ sản phẩm này. Wild đã khởi xướng chiến dịch quảng cáo, thuyết phục người tiêu dùng ngừng tiêu thụ loại sản phẩm này.

Ông đã nói rằng:”Nhu cầu về mặt hàng này ngày càng tăng làm cho giá thành sản phẩm cũng tăng theo. Điều này khiến cho loài chồn đang bị bắt giữ trái phép, bị tước mất tự do. Bị ép ăn quả cà phê quá lượng để có thể sản xuất cà phê hàng loạt. Tôi rất hối tiếc vì rằng sự khám phá của tôi không ngờ lại dẫn đến sự kinh doanh tàn nhẫn. Dựa trên sự ngược đãi động vât như vậy”.

Một số nước phương Tây hiện nay cũng đã bắt đầu phong trào tẩy chay “Cà phê chồn”. Sau khi một số người hiểu được sự thật này đều cảm thấy thương hại. Và buồn cho số phận những con chồn hương gặp phải. Một số nước đang kêu gọi tẩy chay cà phê chồn để giải cứu những con chồn đáng thương.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *