Triển lãm trưng bày nét truyền thống của Tết Đoan Ngọ

gió lành Đoan Dương

Tết Đoan Ngọ là một ngày tết truyền thống của các đất nước Á Đông, trong đó có Việt Nam. Người dân còn hay gọi đây là tết diệt sâu bọ và thường được cúng vào lúc 12h trưa. Mặc dù không lớn như Tết cổ truyền nhưng cũng kém phần ý nghĩa đặc biệt đối với người dân, nhất là những người nông dân. Vì thế vừa qua buổi triển lãm mang tên “Tết Đoan Ngọ xưa và nay – Gió lành Đoan Dương” đã được tổ chức tại Hoàng Thành Thăng Long. Thông qua đó để giới thiệu những nét cổ truyền độc đáo đến đông đảo công chúng. Cùng ascarici theo dõi chi tiết qua bài viết sau.

Giới thiệu nét cổ truyền của Tết Đoan Ngọ tại Hoàng Thành Thăng Long

Triển lãm năm nay có nhiều nét mới như: Lần đầu tiên trưng bày, giới thiệu chiếc quạt mang đậm tính chất cung đình rộng 2,4 mét đề bài thơ của Vua Lê Hiến Tông viết trên quạt năm 1503. Một số mẫu quạt dành cho nhà Vua, Hoàng hậu và các quan được phỏng dựng dựa trên nguồn tư liệu. Những chiếc bùa ngũ sắc được phục hồi dựa theo hiện vật đang được lưu giữ tại Bảo tàng Quai Branly (Cộng hòa Pháp) và không gian đầy màu sắc của một cửa hàng thuộc phố Hàng Mụn xưa (phố Hàng Bút hiện nay).

chiếc quạt
Lần đầu tiên trưng bày, giới thiệu chiếc quạt mang đậm tính chất cung đình rộng 2,4 mét

Ngoài ra, các phong tục ngày Tết Đoan Ngọ. Như: Hái lá thuốc Nam, gội đầu bằng nước lá thơm, lá xông giải cảm… Cũng được giới thiệu cùng với những chiếc lá ngải hình con trâu tương ứng năm Tân Sửu. Dù được triển khai theo hình thức trực tuyến nhưng triển lãm giúp du khách không có điều kiện đến Hoàng thành Thăng Long. Do ảnh hưởng của dịch COVID-19 vẫn có thể tiếp cận nội dung trưng bày bổ ích. Tìm hiểu phong tục độc đáo trong cung đình, kinh nghiệm phòng, chống dịch bệnh trong dân gian.

Tìm hiểu về ngày Tết Đoan Ngọ

Đoan Ngọ (Đoan Dương) là phong tục cổ truyền của Việt Nam và một số quốc gia Đông Á. Diễn ra vào ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch. Ngày Tết Đoan Ngọ trong các triều đại phong kiến. Trong cung đình và dân gian có những nghi thức, phong tục khác nhau. Trong cung đình, dưới thời Lê, Vua và triều đình long trọng tổ chức nghi lễ cúng tế tổ tiên. Lễ thường triều, ban yến, ban quạt cho các quan thể hiện quyền uy của bậc thiên tử, mang giá trị nhân văn sâu sắc.

tết Đoan Ngọ
Tái hiện cảnh Vua Ban quạt vào dịp Tết thời Lê Trung Hưng

Các nghi thức tế lễ được tổ chức ở Thái Miếu và điện Chí Kính. Đặc biệt, lễ ban quạt, nhà Vua tiến hành ban quạt cho các quan là nghi lễ đặc sắc. Có ý nghĩa sâu sắc là ban “phúc lành, sức khỏe, bình an”. Ngoài những nét đặc sắc về nghi lễ cung đình, trong dân gian. Ngày Tết Đoan Ngọ cũng có những phong tục độc đáo, trong đó có tục đeo bùa ngũ sắc.

Nguồn gốc

Theo truyền thuyết kể lại, một ngày sau khi thu hoạch, nông dân ăn mừng vì trúng mùa. Nhưng sâu bọ năm ấy lại kéo dày ăn mất cây trái, thực phẩm đã thu hoạch. Mọi người đau đầu không biết làm cách nào để có thể giải được nạn sâu bọ này. Bỗng nhiên có một ông lão từ xa đi tới tự xưng là Đôi Truân. Ông chỉ cho dân chúng mỗi nhà lập một đàn cúng. Gồm đơn giản có bánh tro, trái cây, sau đó ra trước nhà mình vận động thể dục.

Nhân dân làm theo chỉ một lúc sau, sâu bọ đàn lũ té ngã rã rượi. Lão ông còn bảo thêm: Sâu bọ hằng năm vào ngày này rất hung hăng. Mỗi năm vào đúng ngày này cứ làm theo những gì ta đã dặn thì sẽ trị được chúng. Dân chúng biết ơn định cảm tạ thì ông lão đã đi đâu mất. Để tưởng nhớ việc này, dân chúng đặt cho ngày này là ngày “Tết diệt sâu bọ”. Có người gọi nó là “Tết Đoan ngọ” vì giờ cúng thường vào giữa giờ Ngọ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *